Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Không thể xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường

http://www.youtube.com/watch?v=kGFvikXw-Lc

Bất cập về nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo trong pháp luật lao động

copy đường dẫn bên dưới để xem nhé:
http://www.youtube.com/watch?v=YSQu8rIaPhw

PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG

ThS. Võ Trung Tín - Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG

1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường
1.1. Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay
• Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường
• Thực trạng môi trường hiện nay:
 Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng
 Sự cố môi trường ngày càng gia tăng
1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật
• Biện pháp chính trị
• Biện pháp tuyên truyền-giáo dục
• Biện pháp kinh tế
• Biện pháp khoa học – công nghệ
• Biện pháp pháp lý
Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác.
2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
2.1. Định nghĩa luật môi trường
LMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Lưu ý: Chúng ta không nói LMT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới LMT là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT.
2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật môi trường
• Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của LMT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
• Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của LMT cần phải lưu ý:
 Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo LMT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT).
 Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.
• Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của LMT ra làm 3 nhóm sau:
 Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT.
 Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân.
 Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau.
2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, LMT sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh sau:
• Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba)
• Phương pháp Quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai).
3. Nguyên tắc của luật môi trường
3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành
• Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành.
Quyền đuợc sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn MT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển).
• Cơ sở xác lập.
 Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.
 Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm.
 Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới.
• Hệ quả pháp lý.
 Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT.
 Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân (điều 50, Hiến pháp1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin…
3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững
• Khái niệm
Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: “phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường.
• Cơ sở xác lập
Nguyên tắc này đuợc xác lập trên những cơ sở sau:
 Tầm quan trong của môi trường và phát triển
 Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT.
• Yêu cầu của nguyên tắc
 Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio De Janeiro).
 Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất.
3.3. Nguyên tắc phòng ngừa
• Cơ sở xác lập
 Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.
 Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.
• Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT.
Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng.
• Yêu cầu của nguyên tắc
 Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT
 Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.
3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
• Cơ sở xác lập
 Coi MT là một lọai hàng hóa đặc biệt.
 Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT
Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật
• Mục đích của nguyên tắc
 Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ.
 Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT.
 Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT.
• Yêu cầu của nguyên tắc
 Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tích chất và mức độ gây tác động xấu tới MT
 Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.
• Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
 Thuế tài nguyên (Luật Thuế tài nguyên).
 Thuế Môi trường (Điều 112 LBVMT).
 Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT). Ví dụ: Nộp phí BVMT đối với nước thải theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác khóang sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP…
 Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…)
 Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng (tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…)
 Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên (Điều 114, LBVMT)
3.5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
• Sự thống nhất của MT
Được thể hiện ở 2 khía cạnh:
 Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
 Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực.
• Yêu cầu
 Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.
 Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Các văn bản quy phạm pháp luật về MT như Luật Bảo vệ MT, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước… phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất. Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của MT theo hướng quy hoạt động quản lý về mối trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
4. Chính sách môi trường
• Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
• Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.
• Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
• Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
• Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.
• Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
• Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.
• Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
• Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
5. Nguồn của luật môi trường
Nguồn của LMT gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật MT, cụ thể:
• Các điều ước quốc tế về MT.
• Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam về MT.
Các văn bản trên sẽ được giới thiệu trong từng nội dung cụ thể ở các chương sau.
Các website có thể sử dụng để lấy tài liệu tham khảo và văn bản pháp luật MT:
+ www.luatvietnam.vn
+ www.unep.org
+ www.imo.org
+ http://www.monre.gov.vn
+ http://www.nea.gov.vn
+ http://www.epa.gov

BÀI 1
PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
• Luật Bảo vệ môi trường 2005.
• Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
• Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
1.1. Khái niệm
 Định nghĩa
Thuật ngữ Tiêu chuẩn môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, sau đó tiếp tục được đề cập trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên, Quy chuẩn là thuật ngữ chỉ mới được sử dụng trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Theo Luật Bảo vệ môi trường: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” (Khoản 5, Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường).
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”, “quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác” (Khoản 1, khoản 2, Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
Có thể nhận thấy cả 2 thuật ngữ này đều thể hiện dưới dạng những chuẩn mực dưới dạng định tính hoặc định lượng cụ thể. Trong lĩnh vực môi trường thì các thông số mang tính kỹ thuật càng được định lượng thì càng đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm. Do được quy định ở hai văn bản khác nhau nên trong trường hợp có sự khác biệt thì sẽ áp dụng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
 Phân loại
• Có nhiều cách thức phân loại khác nhau. Nếu căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường được chia thành:
 Tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng môi trường: là những tiêu chuẩn, quy chuẩn dùng để đánh giá môi trường xung quanh, để xác định thế nào là môi trường bị ô nhiễm, và nếu ô nhiễm thì ở mức độ như thế nào. Tiêu chuẩn, quy chuẩn này quy định rất rõ những chất gì không đựơc có, những chất gì có thể có nhưng phải có giới hạn,…trong môi trường. Nói cách khác, những tiêu chuẩn, quy chuẩn dạng này sẽ đề ra mức tối đa của các chất ô nhiễm trong môi trường tiếp nhận dùng để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh. Đây là những tiêu chuẩn, quy chuẩn để xác định đâu là một môi trường sạch, không bị ô nhiễm hay ngược lại.
 Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải: là các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng trong lĩnh vực kiểm soát xả thải vào môi trường do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Tiêu chuẩn, quy chuẩn thải có hai loại là tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với chất thải và tiêu chuẩn, quy chuẩn tổng thải.
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với chất thải: là những tiêu chuẩn, quy chuẩn xác định những điều kiện để chất thải đựơc phép thải vào môi trường, cụ thể nó quy định những chất gây ô nhiễm nào được phép có trong chất thải, nếu có thì định lượng là bao nhiêu…
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn về tổng thải: là tổng lượng chất thải được phép thải vào khu vực cụ thể (một lưu vực sông, một hồ nước lớn,…). Chúng ta chỉ được phép thải trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Tuy nhiên, để xác định được tiêu chuẩn về tổng thải là vấn đề rất khó khăn. Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn về tổng thải do chưa thể đánh giá được khả năng tự làm sạch của môi trường.
 Tiêu chuẩn bổ trợ: là những biện pháp, cách thức, quy trình để xác định những hai nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn được đề cập ở trên
• Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường được chia thành: Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn Việt Nam); tiêu chuẩn cơ sở; tiêu chuẩn quốc tế; quy chuẩn quốc gia; quy chuẩn địa phương.
1.2. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường.
 Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường (từ Điều 10 đến điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
• Xây dựng và công bố
+ Đối với Tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu: TCVN): Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố.
+ Đối với Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): các tổ chức tự xây dựng và công bố.
• Áp dụng
+ Nguyên tắc:
. Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
. Đối với tiêu chuẩn quốc tế: Đây là tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế ban hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng. Các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏa thuận của các quốc gia thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêu chuẩn đó. Lưu ý là khi một quốc gia sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thì tiêu chuẩn đó được áp dụng dưới danh nghĩa là tiêu chuẩn của quốc gia đó (đã có sự chuyển hóa tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia).
+ Phương thức áp dụng tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
 Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn môi trường (từ Điều 26 đến Điều 39 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
• Xây dựng và công bố Quy chuẩn môi trường
+ Đối với QCVN: do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định)
+ Đối với QCĐP: do UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương ban hành để áp dụng trong phạm vi địa phương.
• Áp dụng Quy chuẩn môi trường
+ Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
+ Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó.
2. Quan trắc về môi trường (từ điều 94 đến điều 97 Luật BVMT 2005)
2.1. Hệ thống quan trắc
Hệ thống quan trắc môi trường gồm: các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường; các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn và trang thiết bị kĩ thuật cũng được tham gia vào hoạt động quan trắc môi trường.
2.2. Chương trình quan trắc
Chương trình quan trắc có các loại sau: quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia, môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
2.3. Trách nhiệm quan trắc
Trách nhiệm quan trắc được quy định tại điều 94 Luật Bảo vệ môi trường như sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quan trắc các tác động đối với môi trường từ những hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý; UBND cấp tỉnh tổ chức quan trắc theo phạm vi địa phương; người vận hành, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đến môi trường từ hoạt động của cơ sở mình.
3. Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh (điều 99 Luật Bảo vệ môi trường)
3.1. Khái niệm
Là báo cáo do UBND cấp tỉnh lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phản ánh hiện trạng môi trường theo không gian tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3.2. Nội dung
Những nội dung cụ thể của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 99 như: hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các loài sinh vật; hiện trạng môi trường đô thị, khu dân cư, khu sản xuất tập trung; các điểm ô nhiễm môi trường cũng như kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường…
3.3. Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo theo định kì 5 năm để trình HĐND cùng cấp và báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo khoản 2 điều 99 và có trách nhiệm công khai báo cáo này theo điểm e khoản 1 điều 104 của Luật BVMT.
4. Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực (điều 100 Luật Bảo vệ môi trường)
4.1. Khái niệm
Nếu như báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh phản ánh hiện trạng môi trường theo không gian thì báo báo tình hình tác động môi trường của ngành lĩnh vực phản ánh hiện trạng môi trường theo ngành, theo lĩnh vực. Cụ thể: báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành lĩnh vực là báo cáo do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập định kỳ 5 năm một lần phản ánh tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực mà mình được phân công quản lý trên phạm vi cả nước.
4.2. Nội dung
Nội dung của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 100 Luật Bảo vệ môi trường như sau: hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đến môi trường; thành phần, mức độ nguy hại của các chất thải theo ngành, lĩnh vực; danh mục các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và tình hình xử lý; đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực; dự báo, kế hoạch, chương trình, biện pháp bảo vệ môi trường (khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo vệ môi trường).
4.3. Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
Định kỳ năm năm một lần, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Báo cáo môi trường quốc gia (Điều 101)
5.1. Khái niệm
Là báo cáo do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia phản ánh diễn biến môi trường và tình hình tác động môi trường của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
5.2. Nội dung
Nội dung của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 101 như sau: các tác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; diễn biến môi trường quốc gia và các vấn đề môi trường bức xúc; đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; dự báo các thách thức đối với môi trường cùng với kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
5.3. Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
Định kỳ 5 năm một lần, Bộ tài nguyên môi trường có trách nhiệm lập báo cáo môi trường quốc gia để Chính Phủ trình Quốc hội (Khoản 2, Điều 101, Điều 104 của Luật BVMT).
6. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
6.1. Khái niệm
Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược có thể gây ra cho môi trường, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro. Đây là hoạt động thể hiện nguyên tắc phòng ngừa.
6.2. Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược (Điều 14 Luật BVMT)
Theo điều 14 Luật BVMT thì đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược gồm:
• Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia.
• Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước.
• Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trực thuộc vùng.
• Quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
• Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm
• Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
Cần lưu ý: Không phải chỉ có chiến lược phát triển mới thuộc đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược mà đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo Luật BVMT 2005 còn có những quy hoạch, kế hoạch phát triển; cũng không phải mọi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đều là đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược. Đối tượng đánh giá môi trường chiến lược chỉ là những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đựơc quy định trong điều 14 Luật BVMT.
6.3. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Trách nhiệm lập báp cáo: theo điều 15 của Luật BVMT thì chủ thể có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chính là cơ quan được giao trách nhiệm thực hiện dự án xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển thuộc đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược.
Nội dung của báo cáo: Điều 16 của Luật BVMT quy định nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm những nội dung sau:
• Khái quát về mục tiêu, quy mô đặc biệt của dự án có liên quan đến môi trường.
• Mô tả tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường có liên quan đến dự án.
• Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
• Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
• Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
6.4. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐMC: việc thẩm định báo cáo ĐMC thuộc thẩm quyền của hội đồng thẩm định. Cụ thể:
• Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức hội đồng thẩm định đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của HĐND cùng cấp; các trường hợp còn lại thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nào sẽ có trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC do mình phê duyệt (Điều 17 Luật BVMT)
• Thành viên hội đồng thẩm định: khoản 2 điều 17 Luật BVMT
+ Đối với những dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh: thành phần hội đồng thẩm định gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; các chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp; ngoài ra có thể có đại diện của tổ chức, cá nhân khác.
+ Đối với các dự án của tỉnh, thành phố thuộc trung ương thì hội đồng thẩm định gồm đại diện của UBND cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về BVMT và các ban ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia; đại diện của tổ chức, cá nhân khác. (Cụ thể: khoản 2, 3 điều 17 Luật BVMT)
6.5. Phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Do đặc thù của đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược là các dự án, chiến lược, quy hoạch đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý Nhà nước nên pháp luật hiện nay không quy định chính thức việc phê duyệt báo cáo ĐMC. Thay vào đó, cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC phải có văn bản chính thức báo cáo về kết quả thẩm định gửi cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đó để làm căn cứ phê duyệt dự án (Điều 17 của Luật BVMT).
6.6. Thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Xem thêm Luật BVMT
7. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
7.1. Khái niệm
Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá tác động môi trường có thể gây ra cho môi trường, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro.
7.2. Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường được qui định trong điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
• Dự án công trình quan trọng quốc gia.
• Dự án có sử dụng một phần diện tích đất mà có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
• Dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến lưu nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng quang cảnh sinh thái được bảo vệ.
• Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề.
• Dự án xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung.
• Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất, và tài nguyên thiên nhiên qui mô lớn.
• Dự án khác có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là những dự án đầu tư cụ thể. Điều 18 Luật BVMT chỉ mới xác định những loại dự án đầu tư phải đánh giá tác động môi trường, còn những dự án cụ thể nào thì chúng ta phải tìm trong danh mục những dự án đầu tư do Chính phủ quy dịnh tại phụ lục của Nghị định 29/2011/NĐ-CP. Đối với những dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phát sinh ngoài danh mục quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 29, thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7.3. Lập báo cáo ĐTM
Trách nhiệm lập báo cáo ĐTM thuộc về chủ đầu tư các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư không đủ điều kiện chuyên môn để lập báo cáo thì có thể thông qua những tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết.
7.4. Nội dung báo cáo ĐTM
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường qui định trong điều 20 của Luật bảo vệ môi trường. Chúng ta cần lưu ý những nội dung như sau:
• Báo cáo phải đánh giá được hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động đánh giá. Ví dụ như hiện trang môi trường đất, hiện trang môi trường nước, hiện trạng môi trường không khí hay các di tích lịch sử, văn hóa nếu có ở trên địa bàn có dự án cần đánh giá.
• Báo cáo phải đánh giá được tác động xảy ra đối với môi trường do hoạt động của dự án kể từ khâu thi công xây dựng, khi dự án đã đi vào giai đoạn vận hành rồi đến cả khi dự án kết thúc hoàn toàn. Tất cả những rủi ro có thể phát sinh trong các giai đoạn trên đều phải được lường trước.
• Báo cáo phải có những kiến nghị về giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp để giảm thiểu, loại trừ rủi ro. Những giải pháp này trong giai đoạn thẩm định có thể tiếp tục được bổ sung bởi cơ quan thẩm định.
• Một nội dung thể hiện chủ trương dân chủ trong công tác bảo vệ môi trường của Nhà nước đó là trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có ý kiến của UBND cấp xã, ý kiến của đại diện nhân dân tại khu vực dự án được triển khai thực hiện. Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ môi trường 2005. Ý kiến của đại diện nhân dân nơi có dự án được triển khai phải ghi rõ tỷ lệ ý kiến tán thành, tỷ lệ ý kiến không tán thành đối với việc triển khai dự án. Trường hợp cần thiết thì UBND cấp xã có thể yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân và chủ đầu tư có trách nhiệm phải phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, không phải mọi dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM đều phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án. Ví dụ như các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan đến bí mật quốc gia,…
7.5. Thẩm định báo cáo ĐTM
Thứ nhất, về thẩm quyền tổ chức thẩm định: Chủ thể có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường. UBND cấp tỉnh có thể uỷ quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tổ chức hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn thuộc quyền quản lý, phê duyệt của mình.
Cần lưu ý sự khác biệt trong việc thẩm định báo cáo ĐMC và ĐTM: đối với việc thẩm định báo cáo ĐTM thì Bộ Tài nguyên và Môi trường ngoài việc tổ chức thẩm định đối với những dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì còn tổ chức thẩm định đối với các dự án liên ngành, liên tỉnh.
Thứ hai, về chủ thể thẩm định: việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Luật không quy định cụ thể là khi nào thì thẩm định bởi hội đồng thẩm định, khi nào thì thẩm định bởi tổ chức dịch vụ thẩm định. Trong từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định sẽ lựa chọn thẩm định bởi chủ thể nào. Việc có thể thẩm định báo cáo ĐTM thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định cũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản so với việc thẩm định báo cáo ĐMC chỉ có thể thông qua hội đồng thẩm định mà thôi.
7.6. Phê duyệt báo cáo ĐTM
Thẩm quyền xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM thuộc về cơ quan thành lập hội đồng thẩm định hoặc quyết định sử dụng tổ chức dịch vụ thẩm định. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, của các dự án đầu tư trong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường.
Cần lưu ý phân biệt giữa phê duyệt báo cáo ĐTM và phê duyệt dự án: Theo quy định tại khoản 4 điều 22 Luật BVMT thì các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt. Cụ thể là sau 24 tháng kể từ ngày báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, dự án mới được triển khai thực hiện. Như vậy, việc phê duyệt báo cáo ĐTM là tiền đề cho việc phê duyệt dự án.
7.7. Thực hiện báo cáo ĐTM
Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án phải có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Chủ dự án phải báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; đồng thời thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu của báo cáo. Về trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo, phải chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
8. Cam kết bảo vệ môi trường
8.1. Khái niệm
Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro
8.2. Đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường
Đối tượng phải có cam kết bảo vệ môi trường là các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và các đối tượng không thuộc diện phải ĐTM hay ĐMC (Điều 24 của Luật BVMT).
8.3. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường gồm các nội dung chính sau: địa điểm thực hiện; loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên nhiên liệu sử dụng; các loại chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lí chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Điều 25 của Luật BVMT). Nội dung cụ thể
Lưu ý: Các đối tượng theo quy định chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi có Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Bản cam kết bảo vệ môi trường là một trong những thành phần của hồ sơ dự án và được lập đồng thời với lập dự án.
8.4. Đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định thuộc UBND cấp huyện, trường hợp cần thiết UBND cấp huyện có thể ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức đăng kí. UBND cấp huyện có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường.
Lưu ý:
1. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn quản lý từ 02 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thì chủ dự án đầu tư đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi môi trường chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ dự án. Trường hợp dự án tác động tiêu cực như nhau đến môi trường của một số địa phương thì chủ dự án được lựa chọn một trong số các địa phương đó để đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Không phải mọi trường hợp UBND cấp huyện đều có thể uỷ quyền cho UBNN cấp xã tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong trường hợp dự án nằm trên địa bàn của từ 02 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thì UBND cấp huyện không ủy quyền cho UBND cấp xã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
8.5. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
Trách nhiệm thực hiện: thuộc về các tổ chức, cá nhân có cam kết bảo vệ môi trường, họ phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong bản cam kết.
Trách nhiệm kiểm tra: UBND cấp huyện, xã được giao trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
9. Công khai thông tin dữ liệu về môi trường, thực hiện dân chủ ở cơ sở về môi trường.

9.1. Công khai thông tin dữ liệu về môi trường
Việc công khai thông tin dữ liệu về môi trường góp phần thực hiện quyền được tiếp cận thông tin và nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân, Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định về việc công khai thông tin dữ liệu về môi trường. Các văn bản pháp luật môi trường không chỉ dừng lại ở việc quy định người dân có quyền mà trong trường hợp này còn quy định rõ đối tượng có trách nhiệm cung cấp những thông tin đó.
Những thông tin phải công khai cho người dân là những loại thông tin như sau: báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; các cam kết bảo vệ môi trường đã đăng kí; thông tin về các nguồn thải, các chất thải có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường; khu vực bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; quy hoạch thu gom, tái chế xử lí chất thải; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.
Hình thức công khai thông tin phải đảm bảo thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin (phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đưa lên trang web; báo cáo trong các cuộc họp của HĐND, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở đơn vị, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn…)
Trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc ngành, lĩnh vực do mình quản lý; Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai thông tin, số liệu về môi trường trên địa bàn do mình quản lý; Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc phạm vi mình quản lý.
9.2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở về môi trường
Thứ nhất, về nội dung: ngoài việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người dân, luật còn quy định các trường hợp phải tổ chức đối thoại về môi trường (Điều 105 của Luật BVMT).
Thứ hai, về hình thức thực hiện: khi có yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của các cá nhân, tổ chức. Khi được yêu cầu đối thoại, các bên phải có trách nhiệm giải trình, tiến hành đối thoại dưới dự chủ trì của UBND hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường.

BÀI 2
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG; KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
• Luật Bảo vệ môi trường 2005.
• Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.
• Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
1. Quản lý chất thải
1.1. Khái niệm
 Khái niệm chất thải (khoản 10, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường).
o Định nghĩa: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
o Phân loại:
• Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí.
• Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động khác.
• Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường.
Việc phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các biện pháp quản lý đối với từng loại chất thải.
 Khái niệm quản lý chất thải (Khoản 12, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường)
Quản lý chất thải bao gồm các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra.
Hiện tại, trên thế giới, có 2 cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong quản lý chất thải là quản lý chất thải ở cuối đường ống sản xuất (còn gọi là quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất) và quản lý chất thải theo đường ống sản xuất (quản lý chất thải trong suốct quá trình sản xuất, dọc theo đường ống sản xuất). Ngoài ra, một số nước phát triển đã có cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải, đó là quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng. Cách này tập trung vào việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (bao gồm cả các nhà sản xuất để họ lựa chọn và đòi hỏi các sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiện với môi trường và bản thân người tiêu dùng cũng hành động thân thiện với môi trường trong tiêu dùng sản phẩm.
Tại Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau nên cách tiếp cận chủ yếu vẫn là quản lý chất thải cuối đường ống. Đối với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ vào sự tác động của chất thải đó đối với môi trường xung quanh, pháp luật có các quy định khác nhau về quản lý chất thải.
1.2. Nội dung
 Quản lý chất thải nguy hại (Từ Điều 70 đến Điều 76 của Luật bảo vệ môi trường ; Thông tư 12/2011/TT-BTNMT).
o Danh mục chất thải nguy hại: Danh mục chất thải nguy hại được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
o Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại và vấn đề chuyển giao trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại.
o Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại: Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
o Phân loại, thu gom, l¬ưu giữ tạm thời chất thải nguy hại: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.
o Vận chuyển chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.
o Xử lý chất thải nguy hại:
• Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại. Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận trách nhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý, biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý.
• Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
o Khu chôn lấp chất thải nguy hại: Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo; có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh; trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại.
o Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại:
• Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm: điều tra, đánh giá, dự báo nguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại; xác định địa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại; xác lập phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phương thức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguy hại; xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thải nguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để.
• Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khu chôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
 Quản lý chất thải rắn thông thường (từ Điều 77 đến Điều 80 của Luật bảo vệ môi trường, Nghị Định 59/2007/NĐ-CP).
o Phân loại chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
o Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
• Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Trường hợp vận chuyển chất thải đi qua nội thành, nội thị của thành phố, thị xã thì chỉ được đi qua những tuyến đường đã được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định.
• Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.
o Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chon lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu: Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chon lâp` chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt; không được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường; có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường; sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải
o Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường bao gồm các nội dung:
• Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh;
• Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải;
• Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải;
• Lựa chọn công nghệ thích hợp;
• Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện.
 Quản lý chất thải lỏng thông thường (Điều 81, 82 của Luật bảo vệ môi trường, NĐ 88/2007/NĐ-CP).
o Thu gom, xử lý nước thải: Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.
o Hệ thống xử lý nước thải: Một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống quản lý nước thải tập trung. Hệ thống xử lý nước thải phải đảm báo các yêu cầu: Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vận hành thường xuyên
 Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (từ Điều 83 đến Điều 85 của Luật bảo vệ môi trường).
Ở các nước đang phát triển, việc phải đối đầu với khói bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe cộng đồng, là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất. Nước ta là nước công nghiệp chưa phát triển mạnh, dân số ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn chưa cao. Môi trường không khí ở các vùng nông thôn cơ bản là trong lành. Tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp tập trung và ở các đô thị lớn đã xuất hiện với mức độ báo động. Các yếu tố gây ô nhiễm không khí hiện nay là bụi và khí thải từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng và đun nấu phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Một số ngành gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là nhiệt điện, sản xuất Xi măng, gạch ngói, luyện kim, hóa chất, khai thác khoáng sản. Với việc sản xuất lạc hậu và thiếu các thiết bị xử lý ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung và các cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiệp này đang gây ra những tác động xấu tới môi trường xung quanh.
Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm bụi và không khí ở các khu công nghiệp thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 – 3 lần. Nồng độ khí thải độc hại (SO2, NO2, CO) ở phần lớn các đô thị và khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, tức là chưa có tình trạng ô nhiễm bỡi các loại khí này. Song ở một số nhà máy, nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ các loại khí độc hại trên tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kinh tế nước ta trong những năm gần đây, các nhà máy sản xuất mọc lên khá nhiều trong khi cơ chế quản lý về môi trường chưa chặt chẽ và kém hiệu quả nên các nhà máy vẫn tiếp tục thải vào môi trường không khí những lượng chất vô cùng lớn với lượng bụi và tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
o Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường. Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
o Kiểm soát tiếng ồn, độ rung: Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
 Quản lý chất thải trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu:
o Về nguyên tắc, chất thải cấm xuất, nhập khẩu.
o Những biện pháp ngăn chặn việc xuất-nhập khẩu chất thải:
• Trong việc xuất, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa (Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường 2005): Máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịu sự kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
• Trong việc xuất, nhập khẩu phế liệu (Điều 43 của Luật bảo vệ môi trường, Điều 19 của NĐ 80/2006/NĐ-CP):
 Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển; thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
 Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện Luật định mới được phép nhập khẩu phế liệu:
 Vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67 của Luật bảo vệ môi trường, Điều 21 của NĐ 80/2006/NĐ-CP):
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:
o Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
o Pin, ắc quy;
o Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;
o Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;
o đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;
o Phương tiện giao thông;
o Săm, lốp;
o Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
2.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Trong công tác bảo vệ môi trường, việc chủ động phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường là hoạt động, biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường do ảnh hưởng xấu của sự cố môi trường. Trong thời gian qua đã có nhiều văn bản hướng dẫn công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này còn rải rác trong các Nghị định, thông tư, chưa thống nhất và đồng bộ cũng như hiệu lực pháp luật chưa cao, do đó việc thực hiện chưa đạt hiệu quả.
Trong khi đó, hàng năm, sự thay đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu và các khu vực thế giới do hoạt động của con người đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu do các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm va gây thủng tàu, đắm thuyền, đắm tàu, sự cố các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hóa dầu…làm cho dầu và sản phẩm thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên, thủy sản. Ngoài ra, sự cố môi trường còn thường xảy ra đối với các hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động trong các lĩnh vực sinh học, hóa chất liên quan đến hạt nhân và bức xạ…
 Khái niệm sự cố môi trường (khoản 8, Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường): Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
Sự cố môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên (bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, mưa axít…) hoặc sự tác động của con người (phụt dầu, tràn dầu, nổ lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử,…) hoặc là kết hợp cả hai yếu tố đó. Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.
Cũng cần lưu ý là những tai biến, rủi ro hoặc biến đổi bất thường của tự nhiên phải gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng thì mới được xem là sự cố môi trường.
 Phòng ngừa sự cố môi trường (từ Điều 86 đến Điều 89 của Luật bảo vệ môi trường).
o Trách nhiệm: trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường quy định dối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể:
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung như: lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường. Đây là những quy định nhằm lường trước những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
o Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây ra bao gồm:
• Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường;
• Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực;
• Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường.
 Ứng phó sự cố môi trường (Điều 90, Điều 91 của Luật bảo vệ môi trường) .
o Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường:
• Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
• Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;
• Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;
• Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
o Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng ứng phó sự cố:
• Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường.
• Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường.
Cần lưu ý là những quy định trên về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc, những quy định cụ thể về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong từng lĩnh vực cụ thể chúng ta phải xem trong các văn bản pháp luật khác như: Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh phòng chống bão lụt, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. Pháp lệnh giống cây trồng, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật… và những văn bản quy định chí tiết, hướng dẵn thi hành Luật bảo vệ môi trường và các văn bản trên.
2.2. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường (Điều 49, Điều 92 của Luật bảo vệ môi trường)
Môi trường ngày càng trở thành một vấn đề toàn cầu. Có rất nhiều lí do cho mối quan tâm này, đó là sự quan ngại về việc nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm có thể bị biến mất trong thời gian tới nếu hoạt động khai thác và sử dụng của con người vẫn tiếp tục ở mức độ cao; sự thay đổi khí hậu và các thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều do sự nóng lên toàn cầu là kết quả của các hoạt động phá rừng và thải khí CO2 của các hoạt động công nghiệp; ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Hầu hết các thành phố lớn đều sống trong ô nhiễm khí thải của nhà máy, xe cộ, bụi công trường, không chỉ đất liền, không khí mà cả biển cả, sông suối, nước ngầm cũng đang bị ô nhiễm tấn công.
 Căn cứ để xác cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm: việc xác định các tiêu chí ô nhiễm môi trường để từ đó có những biện pháp khắc phục và phục hồi môi trường là hết sức cần thiết. theo quy định tại Điều 92 của Luật bảo vệ môi trường thì căn cứ để xác cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm bao gồm:
o Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.
o Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.
o Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
Cần lưu ý là căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm chính là sự tác động của nó tới môi trường xung quanh. Một cơ sở gây ô nhiễm không hẳn đã là cơ sở vi phạm pháp luật môi trường.
 Biện pháp khắc phục:
o Sau khi xác định được tiêu chí là khu vực bị ô nhiễm thì cần phải tiến hành điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ ô nhiễm; nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan trong việc gây ra sự cố ô nhiễm; các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; các thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường khu vực bị ô nhiễm. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như sau:
• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn;
• Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc phối hợp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
• Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân được biết. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2005.
o Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
o Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
o Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.



BÀI 3
PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
• Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989.
• Nghị định số 23-HĐBT ngày 24-01-1991 ban hành Điều lệ vệ sinh.
• Luật An toàn thực phẩm 2010.
I. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
Nơi công cộng là nơi diễn ra hoạt động của nhiều người và có ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng. Vệ sinh nơi công cộng là những điều kiện và biện pháp để đảm bảo cho nơi công cộng được trong lành, sạch đẹp. Việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lợi ích kinh tế cho xã hội.
Pháp luật về vệ sinh nơi công cộng được quy định chủ yếu trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 (từ Điều 50 đến Điều 53), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định 23 – HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ).
Vệ sinh trên đường phố: Các quy định về vệ sinh trên đường phố chủ yếu là các hành vi nghiêm cấm, bao gồm: Không được đổ rác, vứt rác, vứt xác súc vật và phóng uế bừa bãi trên đường phố, hè phố, bãi cỏ, gốc cây, hồ ao và những nơi công cộng khác. Khi vận chuyển rác, than, vôi, cát, gạch và các chất thải khác, không được làm rơi vãi trên đường đi. Không được tự tiện đào đường, hè phố. Nếu được phép đào thì làm xong phải dọn ngay và sửa lại như cũ, không được để đất và vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh. Hệ thống công rãnh phải kín và thường xuyên được khai thông. Không được quyét đường phố vào những giờ có đông người đi lại.
Các quy định này trên thực tế hầu như chưa được áp dụng triệt để. Nếu như thực hiện được tất cả những điều này thì môi trường được cải thiện rất nhiều nhưng tiếc rằng tất cả những quy định này hầu như không được thực hiện trên thực tế. Các biểu hiện vi phạm rất công khai. Các hành vi như xả rác, vứt rác, phóng uế trên đường phố hầu như không bị xử lý.
Vệ sinh ở những nơi công cộng khác: Nơi công cộng khác có thể là bệnh viện, trường học, nhà trẻ, rạp hát, rạp chiếu bóng,... Những nơi công cộng như bến xe, bến tầu, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các rạp hát, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu tập thể phải có đủ nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, có thùng rác đậy kín. Những khu vực đông dân cư, chật chội, những đường phố lớn đông người cần xây dựng nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp, có thể thu tiền bảo quản và phục vụ. Không được tắm, giặt ở các vòi nước công cộng. Không được hút thuốc lá trong nhà trẻ bệnh viện, phòng học, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên xe ôtô, máy bay và những nơi tập trung đông ngưòi trong không gian hạn chế. Tại những cơ sở này phải qui định những nơi hút thuốc riêng.
Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: Việc nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Không được thả rông gia súc trên đường phố, khi lùa đàn gia súc qua thành phố, thị xã phải đi vào ban đêm và đi theo đường quy định riêng; nếu có phân gia súc rơi vãi trên đường phố phải dọn ngay. Không được cho trâu bò tắm ở các sông ngòi, hồ ao, nơi nhân dân sử dụng làm nguồn nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống.
Vệ sinh trong việc sử dụng phân bắc: Phân bắc phải được ủ kỹ trước khi sử dụng. Không được lấy và vận chuyển phân vào những giờ nhiều người qua lại trên đường phố. Khi vận chuyển phân phải được để vào trong thùng đậy kín không được để phân rơi vãi trên đường đi.
Các quy định về vệ sinh nơi công cộng mặc dù được quy định với nhiều nội dung khác nhau mà nếu thực hiện tốt điều này thì vệ sinh nơi công cộng được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trên thực tế khá lỏng lẻo. Điều này xuất phát từ nhận thức của người dân và vai trò của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi vi phạm.
II. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, điều này được thể hiện trong tất cả nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các kỳ Đại hội. Quan điểm nhất quán này được khẳng định cụ thể trong Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, nên cũng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc, điều này đã được thể hiện cụ thể bằng hành động cụ thể: Thành lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm (tiền thân của Cục ATVSTP ngày nay) năm 1999. Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng VSATTP; năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ; năm 2004 ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP; năm 2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm VSATTP giai đoạn 2006-2010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007, phê duyệt 6 dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm VSATTP giai đoạn đến 2010 với tổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng. Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ X, đã thông qua Luật An toàn thực phẩm. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực quản lý mới, đặc biệt quan trọng này.
2.1 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.1. Khái niệm thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm, được hiểu “là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” (Khoản 20 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm).
“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” (Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm). Đây là một khái niệm tương đối ngắn gọn. Trước đây, trong Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm thì hiểu bao quát hơn, và sử dụng thuật ngữ “vệ sinh an toàn thực phẩm”, theo đó “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” (Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).
Sở dĩ có cách hiểu thế này vì hiện nay có hai khái niệm đang đựơc sử dụng rộng rãi là vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety):
• Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
• An toàn thực phẩm: Được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói an toàn thực phẩm là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, được đặt ra trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm (từ nông trại đến bàn ăn) và cho đến khâu cuối cùng là xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm.


2.1.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với sức khỏe, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng có thể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian, bệnh mới biểu hiện hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh.
Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội. Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực, thực phẩm là loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm,… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo, và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả.
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
2.1.3. Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của người dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng,… là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm độc tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn tới việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm các hóa chất độc hại ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai,… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y.
Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan quản lý cũng ngày càng phổ biến. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2010, cả nước đã xảy ra 128 vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều tỉnh, thành phố, với 4.660 người mắc, 3.266 người nhập viện và 40 trường hợp tử vong. Trong đó có 45 vụ ngộ độc lớn (số người mắc trên 30 người), đáng lưu ý, tình trạng không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%). Tuy nhiên, số ca tử vong do ngộ độc lại tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%).
Do mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sản xuất, chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm rất dễ không đảm bảo chất lượng ATVSTP đặc biệt là vào dịp Tết, lễ hội. Nhân viên bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về ATVSTP, thiếu các trang thiết bị và các dịch vụ khác nên thực phẩm dễ bị ô nhiễm. Trên 80% số mẫu dụng cụ bát, đũa, thìa bị bẩn, trên 85% số mẫu tay người bán hàng bị nhiễm E.Coli. Những bàn tay này vẫn trực tiếp bốc bún, rau sống, thái lòng, thái thịt,… cho khách ăn.
Trong khi đó, năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, hệ thống cảnh báo nguy cơ về ATVSTP trong nước lại đang rất thiếu, yếu và chưa có chuyên sâu. Cục ATVSTP tổng kết: 63/63 tỉnh thành đã thành lập được Chi cục ATVSTP nhưng phần lớn cán bộ chưa được đào tạo chuyên khoa (mới có 176 bác sĩ tại 58 chi cục). Về năng lực xét nghiệm, chỉ có 3% phòng xét nghiệm có thể kiểm nghiệm được chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng; 13% có thể xác định được độc tố vi nấm; 32% xác định được kim loại nặng, kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh chỉ 2%, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 5%. Đặc biệt khả năng kiểm nghiệm phụ gia thực thẩm và các chỉ tiêu lý hóa còn hạn chế. Không có tỉnh/thành phố nào kiểm nghiệm được nhóm phụ gia bao gồm chất bảo quản, chất chống oxi hóa.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm nước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số.
Thực trạng ATVSTP hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn; các loại thực vật được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
Quá trình chế biến không hợp vệ sinh cũng làm ảnh hưởng đến ATVSTP. Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định; sử dụng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm; sử dụng các dụng cụ chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da; rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn; nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
Quá trình sử dụng và bảo quản không phù hợp. Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh,… bị nhiễm chất chì để chứa, đựng thực phẩm; để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm; thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả. Lấy ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khi tổng cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm ở các tuyến phường, xã có gần 25.000 điểm; ở quận, huyện là hơn 10.140 cơ sở thì cấp thành phố quản lý chỉ có gần 1.500 cơ sở. Toàn ngành y tế thành phố chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêm nhiệm về việc thanh tra Vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên trách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, còn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nghĩa là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo mùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp,… Với khối lượng công việc quá tải như thế, việc kiểm tra thiếu cặn kẽ và hiệu quả cũng là lẽ đương nhiên.
Trên thực tế, trong những năm qua, số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ sở được thanh tra. Tuy nhiên, 61% số cơ sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnh cáo), 25,9% số cơ sở bị phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức độ tiêu hủy sản phẩm chỉ chiếm 8,67% và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm còn kiêm tốn hơn, chỉ 0,44%.
2.2 Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Cũng giống như trong các lĩnh vực khác, các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta bao gồm hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng.
Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương (bao gồm: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn. Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý).
Cơ quan có thẩm quyền riêng: Bao gồm rất nhiều Bộ, ngành khác nhau (Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,…). Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo các nguyên tắc:
o Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện;
o Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện.
Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta chưa hiệu quả, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm giữa các Bộ, ngành với nhau. Xu hướng hiện nay là thành lập cơ quan chuyên trách quản lý các khâu của về vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giao cho các Bộ, ngành khác nhau tùy thuộc vào các công đoạn sử dụng sản phẩm, có phân định rạch ròi thẩm quyền.
2.3 Những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm: Phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Bên cạnh đó, còn phải đáp ứng quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; quy định về bảo quản thực phẩm.
Đối với thực phẩm tươi sống, bên cạnh các điều kiện chung thì còn phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định và có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
Đối với thực phẩm đã qua chế biến, nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ thì phải tuân thủ các quy định từ Điều 13 đến Điều 16 của Luật An toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định (bao gồm điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến;…); có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định.
Yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: Phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm; thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định và phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Yêu cầu về ghi nhãn thực phẩm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải tuân thủ các quy định: Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; đối với phụ gia thực phẩm phải ghi cụm từ “phụ gia thực phẩm” và các thông tin về phạm vi, liều lượng, cách sử dụng; đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ phải ghi cụm từ “thực phẩm đã qua chiếu xạ”; đối với một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.
Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ được sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải đảm bảo các quy định về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi, đồ chứa đựng, vật liệu để làm bao gói thực phẩm, dụng cụ, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải công bố việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn mà mình đã công bố; trường hợp công bố tiêu chuẩn cơ sở thì tiêu chuẩn đó không được thấp hơn tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có đăng ký kinh doanh phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Đối với thực phẩm nhập khẩu: Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định của Luật An toàn thực phẩm và các điều kiện như: Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu; phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Ngoài ra, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, trừ một số thực phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ.
Thực phẩm nhập khẩu từ nước có ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm được áp dụng chế độ kiểm tra giảm, trừ trường hợp có cảnh báo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm.
Đối với thực phẩm xuất khẩu: Phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu.
2.4 Thanh tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành. Thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm: Thanh tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; thanh tra hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; thanh tra hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có các quyền và trách nhiệm sau đây:
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tư liệu và trả lời những vấn đề cần thiết phục vụ công tác thanh tra; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu, báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; trường hợp cần thiết được lấy mẫu xét nghiệm, niêm phong tài liệu, tang vật có liên quan đến nội dung thanh tra, lập biên bản về các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu giám định, kết luận những vấn đề cần thiết để phục vụ công tác thanh tra;
- Đình chỉ hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại hoặc có nguy cơ gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người và những hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, biện pháp xử lý hoặc quyết định thanh tra của mình;
- Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm và phải chấp hành quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên về vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
III. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH TRONG VIỆC QUÀN, ƯỚP, DI CHUYỂN, CHÔN, HỎA TÁNG, DI CHUYỂN THI HÀI, HÀI CỐT.
Vệ sinh trong việc quàn ướp thi hài: Tất cả người chết do nguyên nhân thông thường không được để quá 48 giờ sau khi chết (trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của cơ quan y tế, công an hoặc pháp y). Nếu chết do các bệnh dịch: dịch tả, dịch hạch, nhiệt thán, hoăc chết vì chiến tranh vi khuẩn do địch gây ra thì tử thi khi khâm liệm phải sát khuẩn. Sau đó phải chôn ngay không được để quá 24 giờ. Việc quàn, khâm liệm, chôn người chết do nguyên nhân thông thường và việc khâm liệm, chôn người chết do bệnh dịch đều phải theo đúng quy định của Bộ Y tế. Những trường hợp hoả táng phải được phép của chính quyền và phải làm theo đúng những quy định của cơ quan y tế địa phương và tiến hành theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
Vệ sinh trong di chuyển thi hài, hài cốt: Việc di chuyển người chết từ nhà đến nghĩa địa phải chở bằng phương tiện riêng. Nếu quãng đường chuyên chở dài trên 50 km thì bất cứ chết vì nguyên nhân gì và chuyên chở bằng phương tiện gì, người chết cũng phải để trong quan tài, dưới đáy quan tài phải lót một lớp chất hút nước và thấm nước sát khuẩn. Nếu có điều kiện thì dùng quan tài bọc kẽm. Trường hợp chuyên chở trong đoạn đường dài phải dùng phương tiện vận chuyển nhanh, không được đi quá 24 giờ. Nếu chuyên chở quá thời gian đó thì không được chuyên chở tiếp mà phải chôn tại chỗ. Khi chuyên chở trên quãng đường dài với thời gian 24 giờ phải có giấy phép đặc biệt của Uỷ ban Nhân dân và cơ quan y tế địa phương. Nếu không có đủ những giấy tờ trên, chính quyền địa phương trên đường vận chuyển theo yêu cầu của y tế có quyền giữ lại và cho chôn tại nghĩa địa gần nhất. Trường hợp chết do các bệnh dịch tối nguy hiểm hoặc chết do chiến tranh vi sinh vật thì không được di chuyển người chết mà phải chôn tại chỗ.
Vệ sinh trong việc chôn, hỏa táng: Khi lập khu nghĩa địa phải có ý kiến của cơ quan y tế địa phương để bảo đảm yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh. Khu nghĩa địa phải cách khu dân cư ít nhất 30 m (nếu ở đó nhân dân dùng nước máy) và 100 m (nếu ở đó nhân dân dùng nước giếng).
Nghĩa trang hoặc địa điểm hoả táng cũng phải theo đúng các quy định vệ sinh như nghĩa trang mai táng. Điều cần lưu ý là mạch nước ngầm phải sâu 3 - 4 m để nhà hoả táng có thể thiết kế 2 tầng, tầng dưới đặt ngầm dưới đất.
Trường hợp chết vì chiến tranh, số người chết đông phải chôn cất hàng loạt thì nơi chôn cất phải xa nguồn nước ăn, xa nhà ở ít nhất 100 m và không bị ngập nước. Nếu chết do vũ khí vi sinh vật thì khi khâm liệm phải tẩm chất sát khuẩn hoặc phủ một lớp vôi bột lên trên, dưới và xung quanh xác chết. Việc chôn cất phải tiến hành ngay trong vòng 24 giờ.
Vệ sinh trong việc bốc mộ: Nếu chết do các bệnh thông thường thì từ 3 năm trở lên mới được bốc mộ. Trường hợp đặc biệt nhưng không phải chết do bệnh truyền nhiễm, việc bốc mộ trong thời gian quá 1 năm và dưới 3 năm phải có giấy phép của Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cơ quan y tế. Trường hợp người chết chôn chưa quá 1 năm mà cần khai quật để khám nghiệm theo lệnh của cơ quan công an, pháp y phải theo đúng những quy định của cơ quan y tế. Khi tiến hành khai quật phải có đầy đủ các phương tiện phòng hộ cho người làm và phải bảo đảm các yêu cầu sát khuẩn, tẩy uế trong khi khai quật và chôn cất lại. Nếu chết do các bệnh truyền nhiễm thì sau 5 năm mới được bốc mộ.
Vệ sinh trong việc di chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam: Việc di chuyển người chết qua biên giới phải theo đúng điều lệ kiểm dịch của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam và những điểm chi tiết sau đây:
- Người chết di chuyển qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ những quy định như đối với trong nước, nhưng quan tài bắt buộc phải làm bằng kẽm và phải hàn kín.
- Không được di chuyển người chết do bệnh dịch qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm cũng phải khâm liệm, chôn cất theo đúng những quy định ở trên.
- Việc chuyên chở người chết qua biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các phương tiện ô tô, tầu hoả, máy bay, tầu thuỷ... phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định. Đối với việc di chuyển bằng tàu hoả thì quan tài phải bọc kẽm trong có lót ni-lông và chất hút nước, phía ngoài bằng gỗ, phải có đóng xi của công an và y tế, và phải đặt ở toa riêng, kín. Đối với việc di chuyển bằng máy bay thì khâm liệm như đối với tầu hoả, trên máy bay có ngăn buồng riêng và kín (nếu là máy bay thường). Đối với việc di chuyển bằng xe ôtô thì phải dùng ôtô riêng. Đối với việc di chuyển bằng tầu biển, phải để ở buồng riêng và kín. Trong toa tầu, máy bay, tầu biển, ôtô và buồng dùng để xác người chết không được để bất cứ một vật gì khác ngoài quan tài, ảnh và hoa.
Khi các phương tiện vận chuyển nói trên đưa người chết vào nội địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới địa điểm đã qui định nếu quá 48 giờ mà chưa có thân nhân thì chính quyền địa phương phải cho chôn ngay tại nghĩa địa gần nhất. Trường hợp đặc biệt có liên quan đến vấn đề ngoại giao thì chính quyền và cơ quan y tế địa phương phải báo cáo ngay cho Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao để giải quyết.
Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn, hỏa táng thi hài, hài cốt hiện nay chủ yếu chịu sự chi phối của phong tục tập quán. Các quy định pháp luật về vấn đề này chủ yếu đề cập dưới góc độ vệ sinh môi trường và trên thực tế vẫn rất khó áp dụng nếu các quy định pháp luật mâu thuẫn với phong tục tập quán.


BÀI 4
PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Văn bản pháp luật:
• Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
• Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03-3-2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
• Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
• Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 20-5-2011 hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
• Luật Thủy sản 2003.
• Nghị định 27/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản.
• Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001.
• Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004.
• Pháp lệnh về giống cây trồng 2004.
• Pháp lệnh về thú y 2004.
• Luật Tài nguyên nước 1998.
• Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30-12-1999 quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
• Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27-7-2004 quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
• Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13-6-2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 04/2007 và Nghị định 26/2010).
• Luật Khoáng sản 2010.
• Quyết định 06/2003/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19-9-2003 ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
• Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04-3-2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 19/2010).





1. Pháp luật về tài nguyên rừng
1.1. Khái niệm tài nguyên rừng
- Định nghĩa: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Như vậy, để được xem là rừng thì trước hết phải là một hệ sinh thái (thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố hữu sinh và yếu tố vô sinh) và phải tồn tại trên vùng đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất).
- Phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành 3 loại sau :
+ Rừng phòng hộ (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
+ Rừng đặc dụng (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
+ Rừng sản xuất (khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và phát triển rừng), bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống.
Việc phân loại rừng thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay rừng sản xuất nhằm xác định quy chế pháp lý đối với từng loại rừng, từ đó quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng đối với từng loại rừng.
1.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng
- Về nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của nhà nước, rừng do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã ; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng (khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Nhà nước sở hữu đối các loại rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn nhà nước và rừng do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ thể khác. Nhà nước sở hữu đối với tất cả các yếu tố cấu thành rừng – sở hữu mang tính tuyệt đối.
- Tuy nhiên, Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) cũng có quyền sở hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng. Cụ thể, chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng). Quyền sở hữu của chủ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng chỉ mang tính tương đối (chủ rừng không sở hữu đối đất rừng, động vật rừng hoang dã,...)
1.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng
1.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng
Các cơ quan quản lý nhà nước đối với rừng bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền riêng (Điều 8 Luật Bảo vệ và phát triển rừng):
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng.
(Sinh viên có thể tham khảo thêm mô hình cơ quan kiểm lâm Việt Nam).
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng
Được quy định tại Điều 7, Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Cần chú ý một số nội dung sau:
- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): dựa vào quy định về nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng để xác định. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là xác định mục đích sử dụng cho từng loại rừng trên từng diện tích cụ thể. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là phương thức tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc kiểm soát suy thoái rừng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như: tổng hợp, phân tích tình hình điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch lần trước; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng,... Các bản quy hoạch, kế hoạch này sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về rừng lập và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): tương tự như những quy định trong Luật Đất đai.
+ Giao rừng (Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
+ Cho thuê rừng (Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm thuê rừng trả tiền thuê rừng hàng năm và thuê rừng trả tiền thuê rừng một lần.
+ Thu hồi rừng (Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
+ Chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 27 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
+ Thẩm quyền cho phép giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương V Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
1.4.1. Chủ rừng
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác (khoản 4 Điều 3; Điều 5 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Lưu ý: Sinh viên cần phân biệt “chủ rừng” với “chủ sở hữu” đối với rừng.
1.4.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
- Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 59, 60 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Chủ rừng có những quyền và nghĩa vụ chung như: quyền được khai thác, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; quyền chuyển quyền sử dụng rừng (đối với một số chủ thể nhất định), nộp thuế tài nguyên,...
- Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 61 đến Điều 78 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): phụ thuộc vào việc chủ rừng đó có quyền sở hữu hay quyền sử dụng đối với rừng; đối với các chủ thể có quyền sử sử dụng rừng thì quyền và nghĩa vụ cũng sẽ khác nhau giữa chủ thể được giao rừng hay cho thuê rừng. Quyền và nghĩa vụ này cũng khác nhau giữa các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
1.5. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 45 đến điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
- Giao, cho thuê rừng phòng hộ (Điều 46 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 46 thì nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.
- Khai thác lâm sản lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 47 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Cụ thể:
+ Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
+ Trong rừng phòng hộ là rừng trồng được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
1.6. Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng (Điều 49 đến điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
- Giao, cho thuê rừng đặc dụng (Điều 50 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Ban quản lý là những chủ thể được nhà nước giao rừng đối với những khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý). Đối với những khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý. Trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng (Điều 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): chỉ được thực hiện trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng (Điều 52, 53 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
- Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng (Điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
1.7. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 55 đến điều 58 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
- Giao, cho thuê rừng sản xuất (Điều 56, 57 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Đối với những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh; những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán không thuộc đối tượng quy định phải giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế thì được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh. Việc giao và cho thuê được hiểu là giao, cho thuê để chăm sóc, bảo vệ và khai thác.
- Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
o Đối với khai thác gỗ: Khi rừng đủ điều kiện khai thác (đạt trữ lượng gỗ bình quân/1 hecta; đã nuôi dưỡng đủ thời gian của một luân kỳ khai thác; phù hợp với chỉ tiêu khai thác gỗ và lâm sản của địa phương) thì chủ rừng được khai thác theo trình tự, thủ tục bao gồm các bước sau:
+ Lập thiết kế khai thác (cường độ khai thác, phương thức khai thác, cấp kính khai thác tối thiểu) và đóng dấu búa bài cây;
+ Thiết kế khai thác được gởi đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để phê duyệt tổng hợp;
+ Thiết kế khai thác được gởi đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và ra quyết định mở rừng;
+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác;
+ Chủ rừng tổ chức khai thác (tự khai thác hoặc bán lại giấy phép khai thác);
+ Cơ quan kiểm lâm kiểm tra và đóng dấu búa kiểm lâm xác nhận tình trạng khai thác
gỗ hợp pháp;
+ Nghiệm thu khai thác;
+ Đóng cửa rừng, rừng được chăm sóc nuôi dưỡng đủ luân kỳ khai thác.
o Đối với khai thác lâm sản ngoài gỗ: (xem thêm trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
- Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng trồng: Vì rừng này là rừng được trồng trên diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê nên khi khai thác, chủ rừng không phải làm thủ tục xin phép khai thác. Chủ rừng phải báo với cơ quan kiểm lâm trong trường hợp gỗ khai thác trong rừng trồng cũng có trong rừng tự nhiên để cơ quan kiểm lâm xác nhận tình trạng gỗ
1.7. Pháp luật về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.7.1. Khái niệm về động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Định nghĩa (khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.
- Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và mức độ quý, hiếm của chúng:
• Nhóm I: gồm những loài thực vật rừng (IA), động vật rừng (IB) có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đối với nhóm I thì nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,
• Nhóm II: gồm những loài thực vật rừng (IIA), động vật rừng (IIB) có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với nhóm I thì hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
1.7.2. Chế độ quản lý, bảo vệ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Sinh viên đọc thêm Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Lưu ý một số nội dung: bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 5); khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 6); vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên và sản phẩm của chúng (Điều 7); chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng (Điều 9); xử lý vi phạm (Điều 10, Điều 11).
2. Pháp luật về nguồn lợi thủy sản
2.1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thủy sản
- Định nghĩa về nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 1 Điều 2 Luật thủy sản).
Tài nguyên thủy sản là tài nguyên sinh vật (động vật, thực vật hay vi sinh vật) sống ở các vùng nước tự nhiên (vùng nước nội địa và vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam).
- Định nghĩa về hoạt động thủy sản: Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 2, Điều 2, Luật thủy sản).
Hoạt động thủy sản là một hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều khâu khác nhau và được thực hiện thông qua vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2. Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản
- Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
Sự quản lý Nhà nước đối với các nguồn tài nguyên thủy sản nhằm đảm bảo việc khai thác hợp lý, bảo đảm khai thác trong khả năng tái sinh của nguồn lợi thủy sản đồng thời bảo vệ nguồn lợi này trước những phương tiện mà con người sử dụng để khai thác. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản; thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác).
- Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.
2.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 52 Luật Thủy sản)
Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.
- Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản trong phạm vi địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng:
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên thủy sản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách
2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 51 Luật Thủy sản).
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành thuỷ sản.
2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản.
3. Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
4. Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thu, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
5. Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
6. Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
7. Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
2.4. Chế độ bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản
2.4.1. Chế độ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (Chương 2 của Luật Thủy sản)
- Bảo vệ môi trường sống của thủy sản (Điều 7 của Luật thủy sản):
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương.
- Bảo vệ thủy sản trong hoạt động khai thác, vận chuyển.
2.4.2. Khai thác nguồn lợi thủy sản (Chương 3 Luật Thủy sản)
- Nguyên tắc khai thác thủy sản (Điều 11 Luật Thủy sản): Khai thác thủy sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thủy sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù hợp với các loài thủy sản được phép khai thác.
Nguyên tắc khai thác thủy sản phải đảm bảo sự phát triển bền vững vì tài nguyên thủy sản là tài nguyên có thể phục hồi nên chỉ có thể khai thác trong giới hạn sự phục hồi.
- Khai thác thủy sản xa bờ (Điều 12 Luật Thủy sản): Đây là hình thức khai thác đảm bảo sự phát triển bền vững nên được khuyến khích.
- Khai thác thủy sản ven bờ (Điều 13 Luật Thủy sản): Hạn chế hình thức này thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
- Cấp giấy phép khai thác thủy sản (Điều 16, 17, 18 Luật Thủy sản):
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải có Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được cấp Giấy phép khai thác thủy sản phải có các điều kiện: có đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản; có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm; có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp; thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có thể bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản trong một số trường hợp nhất định.
- Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khai thác thủy sản (Điều 20, 21 Luật Thủy sản).
- Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản (khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8 Điều 20, 21 Luật Thủy sản).
2.5 Nuôi trồng thủy sản
- Nhà nước có chính sách giao đất, cho thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản (tuân theo các quy định của Luật Đất đai); giao, cho thuê vùng biển để nuôi trồng thủ sản để phát triển nguồn lợi thủy sản (tuân theo các quy định của Luật Thủy sản);
- Việc nuôi trồng thủy sản gắn với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế của toàn xã hội và theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích phát triển bền vững.
3. Pháp luật về giống cây trồng, vật nuôi
Sinh viên đọc trong các văn bản sau :
- Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001.
- Pháp lệnh giống cây trồng 2004;
- Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004;
- Pháp lệnh về thú y 2004.
4. Pháp luật về tài nguyên nước
4.1. Khái niệm tài nguyên nước
- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên nước bao gồm mọi dạng tồn tại của nước (rắn, lỏng, khí). Tất cả các dạng này luân chuyển với nhau tạo thành chu trình nước.
- Theo Luật Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2 Luật Tài nguyên nước).
"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
"Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
"Nước dưới đất" là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Như vậy, Luật Tài nguyên nước đã có sự giới hạn về cách hiểu về tài nguyên nước. Định nghĩa theo Luật Tài nguyên nước căn cứ vào đặc điểm có thể phân chia được (thể lỏng), căn cứ vào dạng tồn tại (nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển) và căn cứ vào không gian tồn tại của nước (phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam) để xác định tài nguyên nước theo cách hiểu của Luật. Theo đó tài nguyên nước là những dạng tồn tại cụ thể của nước ở một khâu nào đó trong chu trình nước mà thôi (dạng lỏng). Tuy nhiên, không phải tất cả nước tồn tại ở thể lỏng đều là tài nguyên nước (ví dụ: nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do Luật Khoáng sản quy định, nước đã qua khai thác, sử dụng cũng không phải là tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước).
4.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước
Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (khoản 1 Điều 1 Luật Tài nguyên nước). Sở hữu toàn dân là khái niệm phái sinh từ sở hữu nhà nước khi khẳng định bản chất nhà nước là toàn dân; xét ở góc độ tổ chức thực hiện quyền sở hữu thì sở hữu toàn dân cũng đồng nghĩa với sở hữu nhà nước. Các nước khác trên thế giới như Pháp, Đức, Trung Quốc,… đều xem tài nguyên nước thuộc sở hữu nhà nước do sự vận động không ngừng của nước và tầm quan trọng của nước. Quyền sở hữu đối với tài nguyên nước chỉ gắn với một khoảng thời gian và không gian nhất định khi tài nguyên nước được hiểu trong phạm vi Luật Tài nguyên nước (Ví dụ: nước đã qua khai thác sử dụng, nước trong cơ thể con người không thuộc sở hữu nhà nước).
Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu (nắm bắt những thông tin về tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc,…), sử dụng (nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc thông qua chủ thể sử dụng - hộ gia đình, cá nhân, tổ chức - chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những nghĩa vụ pháp lý nhất định).
4.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
4.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.
- Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước. Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 63 Luật Tài nguyên nước, Điều 16 Nghị định 179). Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
- Cơ quan có thẩm quyền riêng:
+ Thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên nước (cơ quan quản lý chuyên ngành): Theo Luật Tài nguyên nước thì thẩm quyền quản lý chuyên ngành đối với tài nguyên nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, hiện nay, tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý (Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và môi trường).
+ Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành và các lĩnh vực có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
Việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước là kết hợp quản lý theo ngành, theo điạ phương và quản lý theo lưu vực để đảm bảo tính thống nhất.
4.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm việc quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, quản lý các công trình tiêu thoát nước; quản lý các lưu vuực sông, quản lý nguồn nước ở các vùng đặc biệt,… nhằm mục đích ngăn ngừa tổn thất, phòng chống ô nhiễm; giảm thiểu các tác hại do nước gây nên. Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước thì nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm 8 vấn đề. Cần chú ý:
- Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước phải dưạ trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật về quản là tài nguyên nước và quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch lưu vực sông.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống của lưu vực, của các công trình thủy lợi, không chia cắt theo đơn vị hành chính song vẫn phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các vùng, ngành, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước. Việc xây dựng chính sách, chế độ, thể lệ quản lý tài nguyên nước phải thống nhất với chính sách, pháp luật bảo vệ các thành phần môi trường khác, bảo vệ an ninh quốc phòng và nhất thiết phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện.
4.4. Chế độ bảo vệ, khai thác, sử dụng
4.4.1. Vấn đề bảo vệ tài nguyên nước (Chương II Luật Tài nguyên nước)
- Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
- Nội dung bảo vệ tài nguyên nước: Luật Tài nguyên nước quy định bảo vệ tài nguyên nước trong từng lĩnh vực, đối với từng loại nước, tựu chung thể hiện dưới hai góc độ:
+ Chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước: bảo vệ rừng, bảo vệ hồ chứa nước, bảo vệ tầng chứa nước dưới đất, bảo vệ các dòng sông, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tránh tình trạng lãng phí tài nguyên nước.
+ Chống ô nhiễm nguồn nước: Nguồn nước có thể bị ô nhiễm bởi nhiều tác nhân (các chất hữu cơ, vô cơ, các chất độc hại khác). Các nguồn gây ô nhiễm này phát sinh từ tự nhiên (ô nhiễm do thủy triều, mưa bùn, núi lửa,…) nhưng đặc biệt là ô nhiễm do con người, tức là các chất thải từ các hoạt động của con người. Vì thế , phải kiểm soát việc phát thải vào nguồn nước. Luật Tài nguyên nước quy định tổ chức, cá nhân sử dụng nước trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, bệnh viện, đô thị, khu dân cư tập trung và các hoạt động khác nếu xả thải vào nguồn nước thì phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4.4.2. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Chương III Luật Tài nguyên nước)
- Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước; sử dụng tổng hợp nguồn nước là sử dụng hợp lý, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ tổng hợp cho nhều mục đích.
- Nguyên tắc khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
+ Khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước;
+ Đảm bảo sử dụng công bằng nguồn nước;
+ Ưu tiên sử dụng tài nguyên nứơc cho những nhu cầu thiết yếu.
- Chủ thể sử dụng tài nguyên nước (hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) khi khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, trừ các trường hợp không phải xin cấp giấy phép (Điều 24 Luật Tài nguyên nước)
- Quyền, nghĩa vụ của chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
+ Đối với chủ thể đầu tư vào các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước có quyền sở hữu đối với công trình đã đầu tư; có quyền chuyển nhượng, để thừa kế đối với công trình họ đã đầu tư để khai thác, sử dụng. Bản thân người được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước có quyền chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng;
+ Có quyền bán sản phẩm mà họ đã đầu tư, khai thác (đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thì có quyền thu thủy lợi phí – trả cho việc sử dụng công trình mà tổ chức, cá nhân đã đầu tư – chỉ áp dụng cho nước sử dụng vào mục đích nông nghiệp);
+ Có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phòng chống bão lụt,…
4.5. Phòng chống lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra
- Phòng chống lũ, lụt là những biện pháp được thiết kế nhằm làm cho lũ, lụt khi xảy ra không đưa đến thiệt hại hoặc ít nhất cũng hạn chế được thiệt hại đó.
Các biện pháp phòng chống lũ, lụt được dưạ trên điều kiện tự nhiên và trình độ kinh tế xã hội của đất nước. Thông thường, người ta quy thành 2 biện pháp là biện pháp công trình (là những hành động làm thay đổi đặc tính của thiên tai như xây dựng hồ chứa nước, đê điều,…) và biện pháp phi công trình (là những biện pháp làm thay đổi tác động của thiên tai như xây nhà ở có khả năng chống chịu lụt, trồng rừng,…).
Những quy định về phòng, chống, khắc phục tác hại xấu do nước gây ra rất nhiều. Các anh chị xem Chương IV Luật Tài nguyên nước; Nghị định 179; Pháp lệnh Khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi; Pháp lệnh Đê điều; Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão. Cần chú ý các vấn đề sau:
- Việc quy hoạch bố trí dân cư, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng ngập lũ (Khoản 1 Điều 38 Luật Tài nguyên nước): Việc quy hoạch bố trí dân cư, bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng ngập lũ phải tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phù hợp với đặc điểm lũ, lụt của từng vùng.
Việc xây dựng các kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư thiết yếu và tài sản quan trọng khác trong vùng phân lũ, chậm lũ, vùng thường bị ngập lũ phải tuân theo quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Vấn đề phân lũ, chậm lũ (Điều 40 Luật Tài nguyên nước): Trong tình huống khẩn cấp khi hệ thống đê bị uy hiếp nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ có liên quan đến hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo phương án đã được Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biện pháp phân lũ, chậm lũ trong địa phương theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Huy động lực lượng, phương tiện cho việc phòng, chống và khắc phục hậu quả do lũ, lụt (Điều 41 Luật Tài nguyên nước): Trong tình huống khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để cứu hộ người, cứu hộ công trình và tài sản bị lũ, lụt uy hiếp hoặc gây hư hại và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Tổ chức, cá nhân được huy động phải chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân có vật tư, phương tiện được huy động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Pháp luật về tài nguyên khoáng sản
5.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản
- Khái niệm khoáng sản: là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
 Về không gian tồn tại: trên mặt đất (khoáng sản lộ thiên), trong lòng đất.
 Dạng tồn tại: tồn tại dưới dạng tích tụ tự nhiên chứ không phải tồn tại dưới dạng tích tụ nhân tạo (Ví dụ: than đá sau khi được khai thác và mang đến một nơi khác để tích trữ thì không còn là khoáng sản nữa).
 Tích tụ tự nhiên dưới dạng khoáng vật, khoáng chất: khoáng vật, khoáng chất được hiểu là các chất hóa học tự nhiên đồng nhất được hình thành do những quá trình hóa học, vật lý, sinh hóa,… phức tạp luôn diễn ra trong tự nhiên. Chúng có thể tồn tại dưới dạng hợp chất hay đơn chất và thường kết hợp thành từng nhóm với nhau để tạo nên một lọai đá chứa một lọai quặng như thạch anh thường đi với vàng; bạc thường đi kèm với galêrit,… Chính nhờ nắm được đặc tính này, các nhà địa chất dễ dàng tìm ra mỏ các lọai khoáng sản cần tìm.
 Khoáng vật, khoáng chất này tồn tại ở thể rắn (than sắt, than đá), thể lỏng (nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, dầu), thể khí (khí đốt). Tuy nhiên cần lưu ý đối với dầu được điều chỉnh bởi Luật Dầu khí vì xuất phát từ tầm quan trọng đặc thù của dầu.
- Khái niệm hoạt động khoáng sản: Hoạt động khoáng sản là họat động bao gồm rất nhiều những họat động cụ thể, họat động trước là tiền đề cho họat động sau nhằm mục đích phát hiện, khai thác, đưa khoáng sản vào sử dụng. Hoạt động khoáng sản liên quan đến những hoạt động sau:
+ Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng hoạt động thăm dò khoáng sản.
+ Hoạt động thăm dò khoáng sản: là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
+ Hoạt động khai thác khoáng sản: là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
(Luật Khoáng sản trước đây còn đề cập đến hoạt động điều tra cơ bản địa chất, hoạt động khảo sát và hoạt động chế biến khoáng sản)
5.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản
- Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Về mặt nguyên tắc, tài nguyên khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu tòan dân, do nhà nước thống nhất quản lý.
- Việc xác định quyền sở hữu toàn dân đối với toàn bộ tài nguyên khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ thể hiện chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thuộc lãnh thổ mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước có kế họach quản lý, sử dụng khoa học, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
- Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua họat động điều tra, khảo sát, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
- Tuy nhiên, pháp luật công nhận quyền chuyển nhượng và để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản. Khi tiến hành các họat động khoáng sản, các chủ đầu tư có sự đầu tư vốn nhất định cho hoạt động của mình. Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoạt động trên, các chủ thể có quyền chuyển nhượng hoặc để lại thừa kế quyền tiếp tục hoạt động khoáng sản. Lưu ý, đây chỉ là quyền hoạt động khoáng sản.
5.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
5.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung: bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
+ Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước (Hội Đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản là cơ quan giúp Chính phủ trong việc thẩm định, xét duyệt trữ lượng khoáng sản);
+ Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương theo quy định của Luật Khoáng sản và theo phân cấp của Chính Phủ.
- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo quy định của Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Lưu ý: Đối với dầu khí do Thủ Tướng Chính phủ trực tiếp quản lý, thông qua Văn phòng Thủ Tướng Chính phủ và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam (Luật Dầu khí).
5.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản
- Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản là toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản. Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm:
+ Hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khoáng sản;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản; đăng ký các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
+ Thẩm định, phê duyệt, đánh giá các đề án, báo cáo, thiết kế mỏ trong hoạt động khoáng sản;
+ Kiểm tra, thanh tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản;
+ Thực hiện các chính sách đối với nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và nơi có khoáng sản độc hại;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
+ Tổ chức lưu trữ, bảo vệ tài liệu và bí mật nhà nước về tài nguyên khoáng sản;
+ Đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý về khoáng sản; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi hành pháp luật về khoáng sản;
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
+ Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản.
(Sinh viên tham khảo thêm Điều 80, 81 Luật Khoáng sản)
- Các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm hai nội dung: quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản và quản lý các hoạt động tác động đến nguồn tài nguyên khoáng sản. Ở nội dung thứ nhất, nhà nước quản lý trữ lượng tài nguyên khoáng sản thông qua một bộ phận các cơ quan chuyên môn. Các cơ quan này chịu trách nhiệm đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản, trữ lượng khoáng sản hiện có và tiềm năng của nguồn tài nguyên này, từ đó nhà nước có cơ sở để quản lý. Ở nội dung thứ hai, nhà nước sẽ quản lý mọi hoạt động tác động đến nguồn tài nguyên khoáng sản (hoạt động khoáng sản), bao gồm: hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Tất cả các hoạt động này phải đặt dưới sự quản lý của nhà nước, các chủ thể chỉ được tiến hành các hoạt bhđộng trên khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản phải dựa trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật và quy hoạch về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, trong đó đặc biệt coi trọng các khoáng sản quý hiếm, khoáng sản có giá trị xuất khẩu cao và khoáng sản có tính nguy hại tới môi trường. Chiến lược, chính sách, pháp luật và quy hoạch về bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản phải được đặt trong chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của đất nước, đồng thời phải có mối quan hệ mật thiết với chiến lược, chính sách và pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên khác (đất đai, nước, không khí, hệ sinh vật,…)
Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản được cụ thể hóa trong các quy định của Luật. Cần chú ý quy định về việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản; cho phép chuyển nhượng, để thừa kế quyền hoạt động khoáng sản, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản.
Giấy phép hoạt động khoáng sản là những chứ thư pháp lý trong đó xác định những quyền và nghĩa vụ của người hoạt động khoáng sản. Những quyền và nghĩa vụ này không chỉ nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản với tư cách là tư liệu sản xuất mà còn với tư cách là một thành phần môi trường quan trọng, góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và đất nước.
Hoạt động cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép về tài nguyên khoáng sản là những biện pháp mang tính pháp lý để nhà nước có thể theo dõi, quản lý, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản (tương ứng với từng giai đoạn cụ thể của hoạt động khoáng sản và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản mà nhà nước sẽ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân đó). Mặt khác, hoạt động này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người tiến hành hoạt động khoáng sản.
Việc xét cấp giấy phép về tài nguyên khoáng sản phải căn cứ vào chiến lược phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khoáng sản như: năng lượng, luyện kim, hoá chất, sản xuất kinh doanh nguyên liệu khoáng sản; căn cứ vào hiệu quả kinh tế – xã hội cụ thể, gắn liền với yêu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nói chung, bảo vệ di tích lịch sử và các lợi ích công cộng khác; căn cứ vào khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân xin phép; tư cách pháp lý của các chủ đầu tư;…
Giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi và cho phép chuyển nhượng:
5.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể hoạt động khoáng sản
Chủ thể hoạt động khoáng sản bao gồm nhiều loại chủ thể khác nhau và quyền, nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể này cũng khác nhau. Cần chú ý một số quyền và nghĩa vụ chính sau:
- Có đặc quyền khai thác; có quyền chuyển nhượng, để thừa kế thông tin từ hoạt động thăm dò; nghĩa vụ nộp tiền đặt cọc khi được cấp giấy phép thăm dò; trả tiền cho việc sử dụng những số liệu, thông tin phục vụ cho hoạt động thăm dò (đối với chủ thể thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản).
- Quyền được sử dụng, tiêu thụ khoáng sản đã khai thác; quyền chuyển nhượng quyền hoạt động khai thác mỏ; sở hữu công trình đã đầu tư vào mục đích khai thác khoáng sản; nộp thuế tài nguyên; trả tiền cho việc sử dụng thông tin của nhà nước (đối với chủ thể thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản).
5.5. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
Hoạt động khoáng sản là một trong những họat động gây tác hại rất lớn đến môi trường. Chính vì thế những quy định về bảo vệ môi trường trong họat động khoáng sản cũng nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do hoạt động này có thể gây ra. Khi được phép hoạt động khoáng sản ở những khu vực cho phép hoạt động khoáng sản, các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường như sau:
- Quy định về khu vực có khoáng sản độc hại (khu vực có chứa kim loại nặng, chất phóng xạ): đối với khu vực có khoáng sản độc hại thì cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại, thông báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan lao động, y tế có thẩm quyền để có biện pháp bảo vệ sức khỏe của nhân dân và hạn chế tác hại đối với môi trường, môi sinh ở địa phương.
- Quy định về khu vực cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản: đây là những khu vực có kết cấu hạ tầng quan trọng, khu vực nhạy cảm về môi trường (khu vực có các di tích đã được xếp hạng, đăng ký; vườn quốc gia, rừng phòng hộ, khu vực bảo tồn địa chất; khu vực dành riêng cho các mục đích quốc phòng, an ninh hoặc ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; khu vực thuộc phạm vi bảo vệ đê, kè, bờ sông, các công trình giao thông quan trọng; khu vực dành riêng cho tôn giáo;...). Đối với khu vực này thì cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản thông qua các hình thức như: dành riêng cho một hoặc một số tổ chức nhất định của nhà nước độc quyền hoạt động khoáng sản; hạn chế sản lượng khai thác; hạn chế xuất khẩu sản phẩm khai thác.
- Quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ thể hoạt động khoáng sản: đánh giá tác động môi trường; phục hồi môi trường; nộp phí bảo vệ môi trường; mua bảo hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động khoáng sản, bảo hiểm môi trường, bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác.



BÀI 5
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI SẢN VĂN HOÁ
Văn bản pháp luật:
• Luật Di sản văn hóa 2001.
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
• Nghị định của chính phủ số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa
• Di sản văn hóa (Điều 1 của Luật DSVH): Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Di sản văn hóa phi vật thể (Khoản 1, Điều 4 của luật DSVH): Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
+ Di sản văn hóa vật thể (Khoản 2, Điều 4 của Luật DSVH): Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
• Di vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học” (khoản 5, Điều 4 của Luật DSVH).
• Cổ vật là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.” (Khoản 6, Điều 4 của Luật DSVH).
• Bảo vật quốc gia là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 7, Điều 4 của Luật DSVH).
• Di tích lịch sử văn hóa là “công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.” (Khoản 3, điều 4 của Luật DSVH).
• Danh lam thắng cảnh là “cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.” (Khoản 4, Điều 4 của Luật DSVH).
Từ các khái niệm trên thì có thể nhận thấy khái niệm di sản văn hóa được hiểu rất rộng. Trong phạm vi bài này chỉ nghiên cứu các quy định pháp luật về di sản văn hóa vật thể (bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh - gọi chung là di tích - và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, sinh viên tự nghiên cứu tài liệu).
1.2. Phân loại di tích
Căn cứ vào giá trị và thẩm quyền xếp hạng, di tích được phân thành:
- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu địa phương.
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu quốc gia.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Việc phân định giữa di tích cấp tỉnh với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt tương đối rõ nhưng phân định giữa di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt rất khó. Di tích quốc gia có thể là công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với các vị anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của dân tộc. Đối với di tích quốc gia đặc biệt cũng có thể là công trình địa điểm nhưng phải gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc có thể gắn với một cá nhân nào đó nhưng đó phải là anh hùng dân tộc và danh nhân tiêu biểu. Chính điều này làm cho sự phân biệt giữa di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt mang tính định tính mà rất khó định lượng.
Lưu ý: Khi tìm hiểu định nghĩa về DSVH thì chúng ta cần phân biệt giữa định nghĩa trong Luật DSVH và định nghĩa trong Công ước về việc bảo vệ DSVH và tự nhiên của thế giới (được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972). Nói đến DSVH trong Công ước là nói đến các di tích (là các công trình kiến trúc, điêu khắc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ học, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị qquốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học); các quần thể (là các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa cuả chúng vào cảnh quan); các thắng cảnh (các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tử nhiên, cũng như các khu vực, kể cá các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân ộc học hoặc nhân chủng học). Vấn đề này chúng ta sẽ đề cập lại trong phần Luật Quốc tế về môi trường.
2. Xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
2.1. Căn cứ xếp hạng
- Tiêu chí công nhận (Điều 28 Luật DSVH 2001):
+ Đối với di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc; gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
+ Đối với danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí: có cảnh quan thiên nhiên hoặc nơi có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về giai đoạn phát triển của trái đất.
- Có kế hoạch quản lý, bảo vệ, sử dụng đối với công trình được đề nghị xếp hạng
2.2. Thẩm quyền xếp hạng (Điều 30 Luật DSVH 2001)
Đối với mỗi loại di tích, thẩm quyền công nhận thuộc về những cơ quan khác nhau:
- Di tích cấp tỉnh: Do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xếp hạng.
- Di tích quốc gia: Do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định xếp hạng.
- Di tích quốc gia đặc biệt: Do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng (đồng thời Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam đề cử vào danh mục di sản thế giới).
2.3. Xóa tên di tích
- Có đủ căn cứ xác định là di tích đã được xếp hạng đó không đủ tiêu chuẩn
- Di tích đã bị hủy hoại hoàn toàn không có khả năng phục hồi.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc xếp hạng cũng chính là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ việc xếp hạng đó.
Việc quy định di tích đã được xếp hạng thì có thể bị hủy bỏ việc xếp hạng nhằm đảm bảo trách nhiệm quản lý, bảo vệ các di tích này có hiệu quả trên thực tế.

3. Chế độ sở hữu (Điều 6, 7, 9, 14 LDSVH 2001).
Di sản văn hóa là một tài sản, tuy nhiên là một loại tài sản đặc biệt vì giá trị lịch sử văn hóa, khoa học của chúng. Do đó vấn đề sở hữu đối với loại tài sản đặc biệt này có những đặc thù. Các tài sản này, bên cạnh việc nó là tài sản thuộc một hình thức sở hữu thông thường nào đó như thuộc sở hữu cá nhân hoặc tập thể, di sản văn hóa với những giá trị của nó, nó còn là tài sản của dân tộc, của đất nước. Chính vì thế, các vấn đề về quyền sở hữu đối với di sản văn hóa có đặc thù hơn so với các tài sản thông thường khác.
- Về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản văn hóa, Điều 6, điều 7 Luật di sản văn hóa quy định:
+ Mọi di sản văn hóa trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Việt nam đều thuộc sở hữu toàn dân.
+ Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu giữ được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 41 Luật di sản văn hóa quy định: Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do các tổ chức, cá nhân phát hiện sẽ được nhập vào các bảo tàng. Đối với các tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia sẽ được nhà nước bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền nhất định.
- Điều 14 Luật di sản văn hóa quy định tổ chức, cá nhân có “quyền sở hữu hợp pháp đối với di sản văn hóa”. Tuy nhiên như thế nào là “sở hữu hợp pháp” luật không quy định rõ. Bên cạnh đó Luật di sản văn hóa cũng quy định nghĩa vụ phải “giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia “do họ tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như thế ta hiểu pháp luật hoàn toàn không xác lập quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với các di vật, cổ vật, bảo vật do họ tìm thấy, phát hiện được. Quyền sở hữu của các tổ chức cá nhân đối với di sản văn hóa chỉ có thể được xác lập thông qua các hình thức khác như: để thừa kế, mua bán, trao đổi, tặng cho và các hình thức khác.
- Các di sản văn hóa có thể thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác). Tuy nhiên, dưới một góc độ nào đó, nó là tài sản chung của dân tộc nên chủ sở hữu không chỉ có những quyền và nghĩa vụ về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự mà còn có những quyền và nghĩa vụ đặc biệt theo quy định của pháp luật di sản văn hóa. Chủ sở hữu phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Luật di sản văn hóa cũng quy định: “Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngòai, thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ và phát huy giá trị. Đều được bảo vệ theo một quy chế chung”. Luật di sản văn hóa cũng quy định nghĩa vụ các chủ sở hữu trong việc bảo vệ di sản văn hóa, trong trường hợp không có điều kiện bảo vệ thì phải gởi các di vật đó vào bảo tàng nhà nước.
4. Bảo vệ và sử dụng di tích
4.1. Bảo vệ di tích
- Khu vực bảo vệ (Điều 32 LDSVH 2001)
+ Khu vực bảo vệ I: gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng.
+ Khu vực bảo vệ II: vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái của di tích.
- Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch các di tích;
+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích;
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật
- Trách nhiệm trong bảo vệ di tích (Điều 33 LDSVH 2001):
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần nhất.
+ Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.
+ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
- Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
 Các khái niệm:
 Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
 Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
 Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.
 Khi tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần lưu ý các nguyên tắc sau đây:
 Chỉ tiến hành công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp tối cần thiết và phải lập thành dự án.
 Phải bảo đảm tính nguyên gốc, tính chính xác, tính toàn vẹn và tăng cường sự bền vững của di tích
 Việc thay thế kỹ thuật hoặc chất liệu cũ bằng chất liệu mới phải thí nghiệm nhiều lần để đảm bảo kết quả hoàn thành trước khi áp dụng về tính chính xác
 Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng bộ phận mới của di tích khi có chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải được phân biệt rõ ràng giữa biện pháp mới và biện pháp gốc.
4.2. Sử dụng di tích
Di tích được sử dụng chủ yếu vào mục đích tham quan, du lịch, nghiên cứu kết hợp với mục đích kinh tế. Tuy nhiên các hoạt động trên không được làm ảnh hưởng đến các DT đó. Đối với các di tích thuộc sở hữu tư nhân, các chủ sở hữu có quyền sử dụng vào các mục đích của chủ sở hữu. Tuy nhiên các chủ sở hữu phải đảm bảo hai nghĩa vụ cơ bản là: phải bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa. Các chủ sở hữu được quyền hưởng các lợi ích thu được từ việc sử dụng di tích phục vụ việc tham quan, du lịch.






















BÀI 6
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
• Luật Bảo vệ môi trường 2005.
• Bộ luật Dân sự 2005.
• Bộ luật Hình sự 1999.
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999.
• Các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa thông tin,…
1. Thanh tra, kiểm tra nhà nước về môi trường
Thanh tra, kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường để có hướng xử lý phù hợp (Điều 125, 126 Luật Bảo vệ Môi trường 2005).
1.1. Kiểm tra nhà nước về môi trường
1.1.1. Khái niệm kiểm tra nhà nước về môi trường
Kiểm tra nhà nước về môi trường được hiểu là một hình thức hoạt động mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước nhằm xem xét việc chấp hành các quy định pháp luật về môi trường.
Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường bao gồm kiểm tra bắt buộc (kiểm tra đối với những đối tượng nhằm mục đích xác nhận những điều kiện cụ thể để cấp giấy phép) và kiểm tra thường xuyên (trên cơ sở đơn từ khiếu nại, tố cáo hoặc kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan nhà nước).
1.1.2. Đặc điểm của kiểm tra nhà nước về môi trường
- Kiểm tra nhà nước về môi trường do các cơ quan nhà nước tiến hành và mang tính quyền lực nhà nước. Điều này thể hiện ở các góc độ sau:
+ Đây là hoạt động được thực hiện theo ý chí đơn phương của bên kiểm tra trên cơ sở các quy định pháp luật môi trường mà không cần sự đồng ý của bên bị kiểm tra (kể cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất);
+ Bên kiểm tra có quyền yêu cầu bên bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và các chứng cứ liên quan tới các vấn đề và nội dung cần kiểm tra và bên bị kiểm tra không được từ chối hay cản trở việc thực hiện các yêu cầu đó.
+ Bên kiểm tra có quyền ban hành văn bản về phương hướng, biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả quản lý môi trường hay khắc phục sai sót đối với bên bị kiểm tra và bên bị kiểm tra phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ, thống nhất văn bản đó.
- Hoạt động kiểm tra nhà nước về môi trường luôn có đối tượng, phạm vi, mục đích rõ ràng, cụ thể.
- Kiểm tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường luôn được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
1.1.3. Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra nhà nước về môi trường
Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng kiểm tra thì chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra nhà nước về môi trường sẽ khác nhau:
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản: Do cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên rừng: Do cơ quan Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên thủy sản: Do cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan quản lý Nhà nước về thủy sản ở địa phương thực hiện
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh: Do cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện.
1.2. Thanh tra nhà nước về môi trường
1.2.1.Khái niệm thanh tra nhà nước về môi trường:
Thanh tra nhà nước về môi trường là việc xem xét, đánh giá, xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về môi trường.
Lưu ý: Phân biệt thanh tra nhà nước về môi trường và kiểm tra nhà nước về môi trường. Hoạt động thanh tra đã bao hàm kiểm tra, nhưng khác với kiểm tra, khi thanh tra thì đoàn thanh tra và thanh tra viên cũng có quyền xử lý trong thẩm quyền của mình nếu phát hiện sai phạm trong khi cơ quan kiểm tra thì không. Đối với cơ quan kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm chỉ báo với cơ quan có thẩm quyền để có hướng xử lý.
1.2.3. Hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành về môi trường
Việc thanh tra nhà nước về môi trường được tiến hành bởi nhiều cơ quan tùy thuộc vào đối tượng thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý của từng cơ quan chuyên ngành về môi trường.
- Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường: thanh tra về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.
- Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản.
- Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thanh tra Sở Văn, Thể thao và Du lịch: thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
1.2.4. Thẩm quyền của đoàn thanh tra và thanh tra viên: Theo quy định của Luật Thanh tra và các luật chuyên ngành
2. Xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
Luật bảo vệ môi trường 2005 không quy định chế tài cụ thể đối với từng hành vi vi phạm, tùy theo tính chất của hành vi vi phạm pháp luật môi trường mà người vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 127 Luật Bảo vệ Môi trường 2005).
Những chế tài cụ thể sẽ do các văn bản pháp luật chuyên ngành hoặc văn bản hướng dẫn quy định.
2.1. Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật áp dụng đối với người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trách nhiệm kỷ luật được quy định trong Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
2.2. Trách nhiệm hành chính
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là những hành vi vi phạm các qui định quản lý của nhà nước trong lĩnh vực môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm về môi trường. Hiện nay, vi phạm hành chính về môi trường là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội..
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính về môi trường cần căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý của nó. Vi phạm hành chính về môi trường là một dạng cụ thể của vi phạm hành chính, do vậy nó cũng có đầy đủ các dấu hiệu của vi phạm hành chính nói chung. Tuylĩnh vực khác thì vi phạm hành chính về môi trường có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là việc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái với qui tắc quản lý của Nhà nước về môi trường với lỗi cố ý hoặc vô ý, có tính chất và mức độ thấp hơn tội phạm về môi trường.
Thứ hai: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Thứ ba: Hậu quả của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường khó xác định ngay sau khi hành vi vi phạm được thực hiện và phải có một quá trình chuyển hóa rất lâu.
Thứ tư: Phần lớn, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh có gây hại đến môi trường.
Thứ năm: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra bởi những chủ thể có trình độ chuyên môn nghề nghiệp về quản lí môi trường.
Luật bảo vệ môi trường 2005 không quy định chế tài cụ thể mà vấn đề này được quy định trong các văn bản sau đây:
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 77/2007/NĐ-CP).
- Nghị định 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
- Nghị định 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

2.3. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự được quy định trong Chương XVII, Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009), bao gồm các loại tội phạm sau:
- Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182);
- Tội vi phạm về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a);
- Tội vi phạm về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b);
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183);
- Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184);
- Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185);
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186);
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187);
- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188);
- Tội hủy hoại rừng (Điều 189);
- Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190);
- Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).
- Tội nhập khẩu, phát tán các loại ngoại lai xâm hại (Điều 191a).
So với các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 thì các tội phạm về môi trường có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm về môi trường là những quan hệ xã hội về giữ gìn môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường.
Thứ hai, các tội phạm về môi trường có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường. Các tội phạm này thường sử dụng kết cấu dẫn chiếu.
Thứ ba, tuyệt đại bộ phận tội phạm về môi trường có cấu thành vật chất (9 trong số 10 tội: các Điều 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 191). Để khẳng định tội phạm hoàn thành cấn chứng minh được những hành vi vi phạm gây hậu quả cụ thể. Bên cạnh đó, cấu thành của phần lớn các tội phạm về môi trường đòi hỏi phải có dấu hiệu bắt buộc về việc đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây cũng là một hạn chế lớn trong việc áp dụng pháp luật.
Thứ tư, hình phạt đối với các tội phạm về môi trường rất nghiêm khắc, có tội khung hình phạt cao nhất đến 15 năm (Điều 189). Ngoài hình phạt chính thì các tội phạm về môi trường còn chịu hình phạt bổ sung (phạt tiền, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm,…)
3. Giải quyết tranh chấp môi trường
3.1. Khái niệm tranh chấp môi trường (Điều 129, Luật Bảo vệ môi trường).
Tranh chấp môi trường là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong khai thác, hưởng dụng và bảo vệ môi trường.
Các dạng tranh chấp môi trường:
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ, khai thác, sở hữu và sử dụng các thành phần môi trường;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.
3.2. Đặc điểm của tranh chấp môi trường
- Tranh chấp môi trường có phạm vi chủ thể rất rộng với nhiều loại chủ thể khác nhau. Các chủ thể thường không được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh chấp.
Tranh chấp môi trường thường liên quan đến rất nhiều chủ thể bởi nó có thể diễn ra ở tầm hẹp trên một địa bàn cụ thể hoặc ở tầm quan trọng trên phạm vi khu vực, vùng hay cả nước. Trong một số trường hợp cụ thể có thể xác định được bên bị hại nhưng không thể xác định được cụ thể bên gây hại. Trong trường hợp khác, người ta xác định được bên gây hại nhưng không xác định được cụ thể bên bị hại. Cũng có trường hợp bên vi phạm có nhiều người đồng thời gây thiệt hại cho nhiều người khác và không thể xác định cụ thể, chính xác cả hai bên vào thời điểm nảy sinh tranh chấp.
- Đối tượng của tranh chấp môi trường thường là các quyền và lợi ích hơp pháp về mặt môi trường của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại như: quyền được sống trong môi trường trong lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi mục đích theo quy định của pháp luật; quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái, gây sự cố môi trường; quyền được tác động lên môi trường trong giới hạn pháp luật cho phép.
- Thời điểm nảy sinh tranh chấp từ rất sớm, không chỉ xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự bị xâm hại trên thực tế mà ngay cả khi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm hại. Tình trạng bị đe dọa xâm hại được hiểu là vào thời điểm nảy sinh tranh chấp, thiệt hại chưa xảy ra, song có cơ sở để cho rằng chắc chắn thiệt hại sẽ xảy ra nếu không được ngăn chặn kịp thời, tức là không chỉ dự vào suy đoán cảm tính mà còn dựa vào kết luận khoa học.
- Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn, các lợi ích bị xâm hại thường rất khó xác định. Chúng có thể là tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người, có thể là các giá trị mang tính nhân văn như: cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, di tích lịch sử bị hủy hoại do bị nhiễm bẩn, ô uế,… hoặc các yếu tố khác của môi trường như rừng tự nhiên bị tàn phá, nguồn nước cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm,…
3.3. Giải quyết tranh chấp môi trường
• Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường
Nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp thương lượng và hoà giải ngay tại cơ sở
Đây không chỉ là nguyên tắc được áp dụng để giải quyết các tranh chấp môi trường mà còn được coi là nguyên tắc chung để giải quyết các tranh chấp phi hình sự. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng ý kiến, lợi ích của các bên tranh chấp cũng như lợi ích của xã hội, hướng các chủ thể cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đó. Thương lượng, hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người. Thực tế áp dụng nguyên tắc này đã chứng minh tính ưu việt của nó trong giải quyết tranh chấp: giản đơn, nhanh chóng, ít tốn kém, giúp các bên tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của. Thương lượng, hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên nên khi đạt được phương án giải quyết tranh chấp thì các bên thường xuyên nghiêm túc thực hiện, không gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng, góp phần ổn định trật tự xã hội. Tranh chấp nếu được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải sẽ hạn chế được xu hướng ùn tắt khiếu nại, khiếu kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng môi trường bị thiệt hại (bị suy thoái, ô nhiễm)
Khi môi trường bị tổn hại không chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tranh chấp mà nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng. Môi trường bị suy thoái, bị ô nhiễm mà càng chậm được khắc phục thì càng để lại thiệt hại lớn và lâu dài. Chính vì thế, nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở đề cao mục đích bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. Điều đó có nghĩa là, khi một hành vi vừa gây thiệt hại cho môi trường vừa gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì các giải pháp khắc phục tình trạng môi trường sẽ được ưu tiên áp dụng trước khi xem xét đến thiệt hại của cá nhân, tổ chức.
• Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
Đối với tranh chấp phát sinh từ những quyết định hành chính, hành vi hành chính sẽ được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng hành chính.
Bản chất của TCMT thuộc nhóm này là các tranh chấp hành chính – tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước, với công chức hành chính nhà nước phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường ra các quyết định hành chính liên quan đến những nội dung sau:
 Quyết định cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng cho các công trình có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường
 Quyết định cho phép nhập khẩu các loại hàng hoá có khả năng gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, các loại hoá chất độc hại
 Quyết định cho phép xuất khẩu những hàng hoá là các thành phần môi trường như xuất khẩu lâm sản, thủy sản…
 Quyết định xây dựng và quàn lý các công trình liên quan đến môi trường như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hệ htống xử lý chất thải, hệ thống quan trắc môi trường
 Quyết định áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường
 Quyết định các khoản đóng góp nghĩa vụ tài chính liên quan đến môi trường như các khoản lệ phí, phí, thuế…
 Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM (làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng dự án)
 Quyết định cấp, gia hạn hạn, thu hồi giấy phép đạt tiêu chuẩn môi trường
 Quyết định thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật môi trường hoặc bồi thường thiệt hại về môi trường
Tranh chấp nảy sinh từ việc khiếu nại đối với nhân viên quản lý hành chính nhà nước mà nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan nào thì thủ trưởng của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Ngay cả trong những trườnghợp cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án xét xử thì trước khi khởi kiện họ phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, của người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền
Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính có liên quan đến môi trường như sau:
 khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giâý phép về xây dựng cơ bản về sản xuất kinh doanh các mặt hàng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường
 khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí bảo vệ môi trường, lệ phí cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, lệ phí thẩm định báo cáo ĐTM
Đối với về quyền sử dụng, sở hữu các yếu tố MT, tranh chấp về BTTH do ô nhiễm MT gây ra sẽ giải quyết theo quy định của Luật tố tụng dân sự và các quy định khác có liên quan.
 Giải quyết các yêu cầu đòi chấm dứt hành vi gây ô nhiễm
TCMT vẫn xảy ra cả khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra, đó là khi một trong các bên cho rằng hành vi của bên kia có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình. Trong trường hợp này người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức phát giác, kiến nghị, yêu cầu, phản ánh về các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật môi trường, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh hoặc môi trường sống của họ.
Trong lĩnh vực môi trường, thì UBND các cấp và cơ quan quả lý nhà nước về môi trường sẽ có trách nhiệm giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo
 Giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
Thiệt hại phát sinh từ môi trường bị ô nhiễm được xem là thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra có thể là các thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì khách thể bị xâm hại bao giờ cũng có sự trong lành của hệ sinh thái (ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản,… không thể thỏa thuận trong hợp đồng). Vì thế, dạng bồi thường thiệt hại này cũng bao gồm các dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, có yếu tố lỗi của chủ thể gây thiệt hại.
• Vấn đề áp dụng luật quốc tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp MT ở Việt Nam: Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

CHƯƠNG 3
LUẬT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa
Luật quốc tế về MT gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục, loại trừ những tác động xấu xảy ra cho MT của mỗi quốc gia và những yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia.
1.2 .Quá trình phát triển
• Trước 1972: giai đoạn “bảo tồn”
• Từ 1972 đến nay: giai đoạn “phát triển bền vững”.
1.3. Nguồn của luật QT về MT
• Tập quán quốc tế.
• Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế.
• Điều ước quốc tế.
2. Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc gia theo luật quốc tế về môi trường.
2.1. Nghĩa vụ
• Nghĩa vụ không gây hại.
• Nghĩa vụ hợp tác.
• Nghĩa vụ thông tin.
2.2. Trách nhiệm
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi mà luật quốc tế không cấm gây ra.
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
3. Nội dung.
3.1. Luật quốc tế về bảo vệ bầu khí quyển
• Luật quốc tế về chống ô nhiễm không khí xuyên biên giới.
• Luật quốc tế về bảo vệ tầng ozon.
 Khái niệm về tầng ozon và các chất làm suy giảm tầng ozon
 Khái niệm tầng ozon
 Tầm quan trong của tầng ozon
 Thực trạng tầng ozon
 Nguyên nhân suy giảm tầng ozon
 Các chất ODS và cơ chế phá hủy tầng ozon của chúng
 Hướng tác động để bảo vệ tầng ozon
 Nội dung của luật quốc tế về bảo vệ tầng ozon (Công ước VIENNA 1985 và Nghị định thư MONTREAL 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozon).
 Nghĩa vụ cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS
• Khái niệm
• Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS
o Hệ số phá hủy tầng Ozone
o Nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế
o Trình độ phát triển và mức tiêu thụ của các quốc gia thành viên
 Cơ chế bảo đảm thực hiện
• Về mặt tài chính
• Về mặt công nghệ
• Luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
 Xu hướng khi hậu biến đổi và hậu quả của nó.
 Biểu hiện của xu hướng khí hậu biến đổi và dự báo diễn biến của xu hướng này trong tương lai
 Hậu quả của xu hướng khí hậu biến đổi
 Nguyên nhân của xu hướng khí hậu biến đổi.
 Khái niệm về hiệu ứng nhà kính
 Các chất khí nhà kính
 Hướng tác động để chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
 Tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của trái đất
 Cắt giảm lượng khí nhà kính phát thải vào bầu khí quyển
 Quá trình phát triển của luật quốc tế về chống lại xu hướng khí hậu biến đổi
 Những cảnh báo về khoa học
 Nghị quyết 45/53 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1988
 Hội nghị LAHAYE 1989
 Công ước khung về khí hậu biến đổi 1992
 Nghị định thư KYOTO 1997 về cắt giảm khí nhà kính
 Việc Mỹ rút khỏi Nghị định thư KYOTO và vấn đề tiếp tực thực hiện Nghị định thư KYOTO mà không có sự tham gia của Mỹ
 Vấn đề cắt giảm khí nhà kính sau năm 2012
 Nội dung của luật quốc tế vế khí hậu biến đổi (Công ước khung 1992 về khi hậu biến đổi và Nghị định thư KYOTO về cắt giảm khí nhà kính).
 Các loại khí nhà kính phải cắt giảm và vấn đề quy đổi chúng (Phụ lục A của NĐT KYOTO)
 Hạn nghạch phát thải khí nhà kính của các quốc gia công nghiệp (Phụ lục B của NĐT KYOTO)
 Phương thức thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính
• Sử dụng khí nhà kính do rừng và việc thay đổi phương thức sử dụng đất hấp thụ được cộng vào chỉ tiêu phát thải.
• Cắt giảm thực tế
• Mua bán hạn nghạch phát thải
• Cơ chế phát triển sạch và sự tham gia của các quốc gia đang phát triển
3.2. Luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
• Luật quốc tế về chống ô nhiễm biển
 Kiểm soát ô nhiễm từ đất liền.
 Kiểm soát ô nhiễm biển từ không khí
 Kiểm soát ô nhiễm biển từ tàu thuyền
 Kiểm soát ô nhiễm biển từ sự nhận chìm
 Kiểm soát ô nhiễm biển từ những hoạt động có liên quan đến đáy biển
• Luật quốc tế về bảo vệ tài nguyên biển.
 Tài nguyên sinh học.
 Tài nguyên phi sinh học.
3.3. Luật quốc tế về đa dạng sinh học
• Công ước Washington DC 1992 về đa dạng sinh học
• Công ước CITES về kiểm soát buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp.
• Công ước BONN về các loài di cư hoang dã
• Công ước RAMSAR về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là đối với các loài chim nước
• Các điều ước quốc tế khác có liên quan.
3.4. Luật quốc tế về di sản
• Khái niệm di sản thế giới
• Di sản thế giới vật thể theo công ước Heritage
 Di sản tự nhiên thế giới
 Di sản văn hóa thế giới
• Tiêu chuẩn để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới
• Trình tự thủ tục để đưa một tài sản vào danh sách di sản thế giới
• Nghĩa vụ bảo vệ di sản thế giới
3.5. Luật quốc tế về kiểm soát hoạt động hạt nhân và các chất nguy hại
• Luật quốc tế về kiểm soát hoạt động hạt nhân
 Kiểm soát việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự.
 Kiểm soát việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình.
• Luật quốc tế về kiểm soát các phế thải độc hại và các chất độc hại khác.
 Kiểm soát việc vận chuyển các phế thải độc hại và các chất độc hại khác qua biên giới.
 Kiểm soát các hữu cơ nguy hại.