5. Giải quyết vụ án về ly hôn
5.1.Thụ lý và thông báo thụ lý vụ án
5.1.1. Thẩm quyền giải quyết vụ án
Thẩm phán phải xác định chính xác về thẩm quyền giải quyết vụ án, cả về thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo cấp toà án.
Văn bản quy phạm pháp luật
• BLTTDS (Điều 33)
• BLTTDS (Điều 27)
• BLTTDS (Điều 35,36)
• Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của HĐTP- TANDTC (Mục 4 mục 7, phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Các tranh chấp về ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Được xác định theo đơn khởi kiện có nội dung đơn phương một bên hoặc cả hai bên xin chấm dứt một quan hệ hôn nhân hợp pháp (Khoản 1 Điều 27 BLTTDS; Nghị quyết số 01/2005). Thường có các dạng sau:
- Ly hôn không có tranh chấp về việc nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Ly hôn có tranh chấp về việc nuôi con hoặc có tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn;
- Ly hôn có cả tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về tài sản khi ly hôn;
- Thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản, hoặc tranh chấp cả về nuôi con và chia tài sản khi thuận tình ly hôn.
• Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Nói chung là theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS);
- Các đương sự có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của nguyên đơn giải quyết (điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS);
• Thẩm quyền theo cấp tòa án: Sau khi thực hiện việc tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện thì chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân (TAND) cấp tỉnh (khoản 3 Điều 33 BLTTDS) khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:
- Có đương sự ở nước ngoài;
- Tài sản có tranh chấp ở nước ngoài;
- Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
• Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
- Được chọn khởi kiện ở Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc cuối cùng của bị đơn nếu không biết nơi cư trú hay nơi làm việc của bị đơn hoặc do bị đơn cố tình giấu địa chỉ (điểm a khoản 1 Điều 36 BLTTDS);
- Được chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam (điểm c khoản 1 Điều 36 BLTTDS);
- Việc kiện riêng về yêu cầu cấp dưỡng.
5.1.2. Điều kiện thụ lý
Văn bản quy phạm pháp luật
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ( Điều 85, 86)
• Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Điểm c, mục 10)
• Nghị định 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ (Điều 7)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Nộp tiền tạm ứng án phí:
- Tiền tạm ứng án phí ly hôn (khoản 1 Điều 7 Nghị định 70/CP);
- Tiền tạm ứng án phí chia tài sản chung (khoản 3 Điều 7 Nghị định 70/CP).
• Điều kiện về thời gian một năm sau khi bị bác đơn xin ly hôn mới được khởi kiện lại xin ly hôn (Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình; điểm c mục 10 NQ số 02/2000/NQ-HĐTP).
• Trường hợp chưa thụ lý việc xin ly hôn của người chồng nếu người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Điều 85; Điều 6 NQ số 02/2000/NQ-HĐTP).
5.1.3. Thông báo thụ lý vụ án
Phải bảo đảm việc thực hiện thông báo thụ lý vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự. Cần chú ý việc đưa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Văn bản quy phạm pháp luật
• BLTTDS (Điều 56)
• BLTTDS (Điều 174)
• BLTTDS (các điều 176, và 177)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Thông báo cho bị đơn, cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 174 BLTTDS.
• Tiếp nhận các yêu cầu phản tố, các yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (Điều 176, Điều 177 BLTTDS).
5.2. Thu thập chứng cứ
Việc thu thập chứng cứ trong vụ án ly hôn có những đặc trưng riêng. Thẩm phán cần chú ý về những đặc trưng này như về những loại giấy tờ cần giao nộp, những biện pháp thu thập chứng cứ để xác định tình trạng mâu thuẫn vợ chồng.
Văn bản quy phạm pháp luật
• BLTTDS (các Điều 85, 86)
• BLTTDS (Điều 92)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Khoản 2 Điều 92)
• Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 ( Mục 12)
• Công văn số 92/2000/KHXX ngày 21-7-2000 của TANDTC
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Các giấy tờ cần giao nộp trong vụ án ly hôn thường là:
- Bản sao giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có con);
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ đăng ký hộ khẩu thường trú (Xuất trình cùng bản chính);
- Các chứng cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng).
• Hướng dẫn cho đương sự tự khai (Điều 86 BLTTDS)
- Với nguyên đơn và bị đơn cần nêu rõ yêu cầu về quan hệ hôn nhân; về việc nuôi con; về những tài sản đã thỏa thuận được chỉ yêu cầu công nhận; về những tài sản có tranh chấp và yêu cầu giải quyết;
- Với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì trình bày về quyền và nghĩa liên quan của họ.
• Trực tiếp xác minh, thu thập chứng cứ (Điều 85 BLTTDS)
- Xác định tình trạng hôn nhân thường phải qua phản ánh của những người có quan hệ gần gũi (như cha, mẹ); cơ quan quản lý của vợ chồng; tổ dân cư, đoàn thể xã hội mà họ sinh hoạt;
- Việc nuôi con phải kèm theo xác định về thu nhập của cha mẹ, ý kiến của con nếu con đã đủ 9 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 92 Luật HNGĐ).
- Xác minh về nhà đất thường phải cụ thể để có thể chia hiện vật cho cả hai bên ;
- Việc định giá tài sản thường là gồm nhiều loại tài sản chứ không chỉ riêng nhà đất (Điều 92 BLTTDS; Mục 12 NQ 02/2000/NQ-HĐTP).
5.3. Hòa giải, chuẩn bị xét xử:
rong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, hoà giải là một hoạt động tố tụng rất quan trọng. Khác với những vụ án dân sự bình thường, Thẩm phán phải hoà giải về quan hệ hôn nhân, phân tích để họ đoàn tụ, khôi phục tình cảm vợ chồng.
Văn bản quy phạm pháp luật
• BLTTDS (Điều 181, 182)
• BLTTDS (Điều 184)
• BLTTDS (Điều 187, 189)
• BLTTDS (Điều 192)
• BLTTDS (Điều 195)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 88)
• Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Mục 7, phần I)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Hòa giải về quan hệ hôn nhân là bắt buộc và có thể thực hiện sớm, không phải chờ việc thu thập chứng cứ về tranh chấp nuôi con, tài sản.
• Trường hợp không được hòa giải là trường hợp đã xác định được quan hệ hôn nhân không hợp pháp (Điều 181 BLTTDS).
• Trường hợp không tiến hành hòa giải được là bao gồm: Trường hợp quy định tại Điều 182 BLTTDS do bị đơn cố tình vắng mặt đến lần thứ hai; đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng (ở nước ngoài, ở tù…); bị đơn mất năng lực hành vi dân sự.
• Hòa giải với những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ cần hòa giải giữa các đương sự liên quan (Điều 184 BLTTDS). Ví dụ: Về một khoản nợ chung, chỉ cần hòa giải giữa chủ nợ và vợ, chồng (không cần sự có mặt của các chủ nợ khác).
• Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 187 BLTTDS, NQ số 01/2005/NQ-HĐTP).
• Các quyết định khác được thực hiện như trong các vụ án dân sự khác:
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 189 BLTTDS)
- Đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 192 BLTTDS)
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 195 BLTTDS)
5.4. Một số vấn đề cần chú ý trong giải quyết vụ án ly hôn
5.4.1. Xác định tính chất quan hệ hôn nhân
5.4.1.1. Hôn nhân vi phạm chế độ “một vợ, một chồng” nhưng vẫn có thể được công nhận hợp pháp
Văn bản quy phạm pháp luật
• Nghị quyết 76/CP của Chính phủ ngày 25-3-1977
• Thông tư 60/TATC ngày 20-2-1978 của Toà án nhân dân tối cao
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Kết hôn ở miền Bắc trước khi Luật hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực (trước 13/01/1960).
• Kết hôn ở miền Nam trước thời điểm Luật HNGĐ 1959 có hiệu lực ở miền Nam (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP công bố danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước, trong đó có Luật HNGĐ 1959- ngày 25/3/1977).
• Trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ hoặc chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc lấy vợ, lấy chồng khác (Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC).
5.4.1.2. Công nhận hôn nhân hợp pháp đối với trường hợp không có đăng ký kết hôn
Văn bản quy phạm pháp luật
• Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 9-6-2000 của Quốc hội
• Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 20-10-2001 của Chính phủ (Điều 7)
• Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03-01-2001 (Điểm d, mục 2)
• Kết luận số 84a/UBTVQH11 ngày 29-4-2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Loại quan hệ vợ, chồng được xác lập trước Luật HNGĐ 1986 có hiệu lực, tức là trước ngày 03/01/1987 (Điểm a khoản 3 NQ35/2000/NQ-QH10) được khuyến khích đăng ký kết hôn (đăng ký chậm) chứ không bắt buộc phải đăng ký kết hôn và thời kỳ hôn nhân hợp pháp được tính từ ngày xác lập quan hệ hôn nhân (từ ngày họ chung sống với nhau).
• Loại quan hệ vợ, chồng xác lập trong thời kỳ Luật HNGĐ 1986 có hiệu lực (từ 03/01/1987 đến 01/01/2001) cần phân biệt:
- Có thời gian để thực hiện việc đăng ký kết hôn (đăng ký chậm) từ 01/01/2001 đến 01/01/2003. Đăng ký đúng trong hạn nêu trên sẽ được tính thời kỳ hôn nhân hợp pháp từ thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng (Điểm b khoản 3 NQ 35/2000/NQ-QH10; Điều 7 NĐ77/2001/NĐ-CP).
- Trường hợp đã làm thủ tục để Đăng ký kết hôn đúng trong thời hạn (từ 01/01/2001 đến 01/01/2003) nhưng chưa thực hiện xong việc đăng ký cũng được công nhận về quan hệ vợ, chồng như đăng ký trong hạn (Kết luận số 84a/UBTVQH11).
• Tiêu chí để xác định “quan hệ vợ, chồng được xác lập” được quy định cụ thể tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001.
5.4.1.3. Hôn nhân có vi phạm về tuổi kết hôn
Văn bản quy phạm pháp luật
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 9)
• Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Điểm 1, mục 1; Điểm d.1, mục 2)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Giải thích về tuổi kết hôn là “nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18” (Điểm 1 mục 1 NQ số 02/2000 NQ-HĐTP).
• Truờng hợp đến thời điểm tranh chấp, xin ly hôn, cả hai bên đều đã đến tuổi kết hôn, đã có quá trình chung sống bình thường thì được giải quyết ly hôn theo thủ tục chung (Điểm d.1 mục 2 NQ số 02/2000 NQ-HĐTP).
5.4.1.4. Những trường hợp không thuộc diện hủy kết hôn trái pháp luật, nhưng cũng không giải quyết ly hôn mà tuyên bố không công nhận là vợ chồng
Văn bản quy phạm pháp luật
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Khoản 1, Điều 11)
• Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 (Mục 2)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Có đăng kí kết hôn nhưng không phải do cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình thực hiện (điểm b mục 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ/HĐTP).
• Có đăng kí kết hôn nhưng không theo đúng nghi thức quy định tại Điều 14 Luật HNGĐ ( Điểm c mục 2 NQ số 02/2002 NQ-HĐTP).
• Các trường hợp chung sống không có đăng kí kết hôn kể từ 03/01/1987 mà sau ngày 01-1-2003 không thực hiện việc đăng ký kết hôn.
5.4.2. Xác định tài sản riêng cuả vợ, chồng
Văn bản quy phạm pháp luật
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 27)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 32)
• Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 (Mục 3)
• Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ (Điều3)
• Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (Phần III)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Các quy định khái niệm về tài sản riêng được quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 1986, Điều 32 Luật HNGĐ 2000, bao gồm:
- Những điểm giống nhau giữa Luật HNGĐ 1986 và Luật HNGĐ 2000 là:
+ Tài sản có trước kết hôn.
+ Tài sản được cho riêng hoặc thừa kế riêng.
- Những điểm khác nhau giữa Luật HNGĐ 1986 và Luật HNGĐ 2000 là:
+ Tài sản chia trong thời kỳ hôn nhân, theo Luật HNGĐ 1986 phải do Tòa án (Điều 18 và 42) còn theo Luật HNGĐ 2000 thì không nhất thiết phải do Tòa án phân chia (Điều 29).
• Nhà cấp cho người có công với cách mạng (Tiểu mục 1.1, mục 1 phần III NQ số 02/2004) được xác định là tài sản riêng của người được cấp.
• Việc đứng tên đăng ký đối với tài sản riêng:
- Quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi cả tên của vợ và chồng (Khoản 2 Điều 27 Luật HNGĐ)
- Khi có tranh chấp, không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì đó là tài sản chung mặc dù giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ đứng tên vợ hoặc chồng (Khoản 3 Điều 27 Luật HNGĐ; Mục 3 NQ số 02/2000/NQ-HĐTP; Điều 3 NĐ 70/2001/NĐ-CP).
5.4.3. Chia nhà đất khi ly hôn
Văn bản quy phạm pháp luật
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 87)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (các điều 98, 99)
• Nghị định 70/2001/NĐ-CP (Các điều 24, 25)
• Nghị định 70/2001/NĐ-CP (Các điều 28, 29, 30)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Quyền được chia hiện vật về nhà ở (nhà có thể chia được thì phải chia) Điều 98 Luật HNGĐ.
• Quyền sử dụng đất của vợ chồng nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất (kể cả đất nông nghiệp trồng cây lâu hàng năm) thì vẫn phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng (Khoản 2 Điều 87 Luật HNGĐ 2000).
• Trường hợp bên có nhu cầu và điều kiện sử dụng đất (đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm) nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất bên đó được hưởng thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ 3 (Điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 70/2001/ NĐ-CP).
• Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).
• Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà (khoản 1 Điều 28 NĐ 70/2001/NĐ-CP).
• Giải quyết về diện tích xây dựng thêm trong trường hợp thuê nhà của tư nhân (Khoản 4 Điều 29 Nghị định70/2001/NĐ-CP).
• Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên (Điều 99 Luật HNGĐ; Điều 30 NĐ 70/2001/NĐ-CP).
5.4.4. Việc nuôi con khi ly hôn
Văn bản quy phạm pháp luật
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (các điều 41,42)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 43)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 56)
• Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 63)
• Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP
• Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ (Điều 11)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Xác định con chung: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng (điều 63 Luật HNGĐ; mục 5 NQ02/2000 HĐTP).
• Nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con (khoản 2 Điều 63 Luật HNGĐ).
• Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92 Luật HNGĐ; mục 11 NQ02/2000).
• Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người (khoản 2 Điều 21 NĐ 70/2001/NĐ-CP)
• Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn (Điều 56 Luật HNGĐ) quy định về việc có thể thanh toán tiền cấp dưỡng 1 lần (mục 11 NQ số 02/2000/NQ-HĐTP).
• Quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong một số trường hợp đặc biệt (Điều 41,42,43 Luật HNGĐ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét